Đổi Đời Nhờ Ngô Lai

Đến xã Phước Tân, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, hỏi ông Đào Ư thì ai cũng biết bởi ông là nông dân sản xuất giỏi của xã nhiều năm liền nhờ trồng ngô (bắp) lai.
Từ năm 2007 đến nay, năm nào ông cũng đạt năng suất ngô lai cao. Nếu giống ngô lai cho năng suất trung bình khoảng 8 tấn/ha thì ông Ư đã nâng lên được tới 13 tấn/ha.
Ông cho biết, trước đây nhà ông rất khó khăn, vốn liếng chỉ có 1ha đất, chủ yếu trồng ngô thường nên năng suất không cao, thu nhập chẳng đáng là bao, không đủ trang trải cuộc sống gia đình và lo cho các con ăn học.
Từ khi Công ty CP Giống cây trồng Việt Nam cung cấp giống ngô lai, qua học tập, tìm hiểu mô hình của các địa phương khác, ông mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình trồng ngô lai. Chỉ với 1ha đất trồng ngô lai, nhờ bản tính cần cù, chịu khó, ham học hỏi, tìm tòi, áp dụng phương pháp kỹ thuật hiệu quả, gia đình ông đã thu lãi ròng hơn 200 triệu đồng/năm.
Ông Ư chia sẻ kinh nghiệm: “Không chỉ áp dụng đúng phương thức kỹ thuật mà còn phải kiểm soát, phòng trừ sâu bệnh tốt cho cây ngô. Phải thường xuyên theo dõi để biết được độ ẩm của ngô, qua đó phát hiện sâu bệnh đúng lúc và có cách phòng trị hiệu quả. Ngoài ra, bí quyết của tôi còn là lúc ngô trổ cờ thì bẻ cờ cây cái, sau đó 10 ngày thì chặt cây đực, cây sẽ cho năng suất cao”.
Với những phương pháp trồng ngô lai hiệu quả, gia đình ông đã khấm khá lên nhiều. Không những lo được cho 4 người con học đại học đàng hoàng, ông còn xây được căn nhà khang trang. Không chỉ làm giàu cho bản thân, ông Ư còn luôn nhiệt tình giúp đỡ, chỉ dẫn những người khác kinh nghiệm trồng trọt để cùng phát triển kinh tế và nhân rộng mô hình.
Bí thư Đảng ủy xã Phước Tân - ông Nguyễn Xuân Bằng nhận xét: Ông Ư là một trong những tấm gương nông dân cần cù, ham học hỏi và biết chia sẻ với cộng đồng rất đáng học hỏi.
Có thể bạn quan tâm

Khoảng 10 ngày trở lại đây (từ 12 - 22.1) trên vùng biển xã Cát Tiến (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) xuất hiện nhiều tôm hùm giống. Hơn 45 tàu thuyền với 315 lao động đã liên tục bủa lưới đánh bắt. Kết quả, mỗi đêm một tàu thuyền đán bắt từ 40 đến 170 con tôm hùm giống, thu được 10 triệu đồng đến 42 triệu đồng/ đêm.

Bùng phát mạnh trong những năm 2011 - 2012 nhưng đến nay phong trào NTCN đã lắng dịu, người dân cũng thận trọng hơn khi đào ao mới cũng như sử dụng ao bị dịch bệnh tái sản xuất. Bởi, những hộ giàu kinh nghiệm trong vùng nuôi tập trung tôm công nghiệp vẫn thất bại trước dịch bệnh, thời tiết bất lợi.

Năm 2014, với nỗ lực vượt khó hoàn thành nhiệm vụ, hoạt động khuyến nông trong lĩnh vực thủy sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã đạt được những kết quả khả quan. Trong năm 2015, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đề ra nhiều giải pháp, để nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông trong lĩnh vực thủy sản nói riêng và lĩnh vực nông nghiệp nói chung.

Đến nay, toàn TP đã phát triển ổn định được 69 xã và 15 vùng chăn nuôi trọng điểm, cùng 2.924 trang trại chăn nuôi ngoài khu dân cư. Tổng đàn gia súc, gia cầm hiện chiếm tỷ lệ 40,5% tổng đàn gia súc, gia cầm toàn TP. Trong những năm qua, chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm và ngoài khu dân cư tiếp tục có sự tăng trưởng về số lượng và chất lượng sản phẩm.

Tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân với tấm bằng loại khá, từng đi làm cho một vài công ty với thu nhập khoảng 5 - 7 triệu đồng/tháng. Thế nhưng, ước mơ muốn làm giàu trên chính quê hương mình đã thôi thúc anh Đỗ Kim Tuyến quay về mở trại chăn nuôi gà thả vườn.