Độc Đáo Vải Thiều Ra Quả Trên Thân

Vụ vải thiều năm nay, anh Trần Văn Hành, Chủ tịch Hội Nông dân xã Giáp Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã thực hiện thành công phương pháp cho vải thiều ra quả trên thân cây, hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với cách làm truyền thống…
Vào những ngày cuối vụ thu hoạch vải thiều, chúng tôi về thôn Chão Cũ, xã Giáp Sơn, thăm trang trại vải thiều VietGAP độc đáo của gia đình anh Trần Văn Hành (người dân tộc Sán Dìu). Ngoài chức Chủ tịch Hội Nông dân, anh còn đảm nhiệm vai Chủ nhiệm câu lạc bộ khoa học kỹ thuật nhà nông xã Giáp Sơn, từng hơn 20 năm gắn bó với cây vải thiều, trong đó có gần chục năm thực hiện quy trình sản xuất vải thiều VietGAP.
Dẫn chúng tôi đi thăm vườn vải đang thu hoạch, anh Hành cho biết: "Vụ vải thiều năm nay, gia đình tôi thu hoạch khoảng 15 tấn quả, giá bình quân 25 nghìn đồng/kg, cao hơn gần 10 nghìn đồng/kg so với giá chung trên thị trường".
Vườn vải thiều nhà anh Hành rộng khoảng 1 ha, có hơn 300 cây đều sai trĩu quả. Điều đặc biệt là hàng trăm cây đều ra chùm quả ở trên thân trông chẳng khác gì những chùm nho lớn đang chín mọng.
Do ra quả ở dưới thấp nên việc chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh thuận tiện và đỡ tốn kém hơn so với việc chăm sóc những quả trên ngọn, chất lượng và mẫu mã cũng tốt hơn, chỉ 30 quả là được 1 kg (bình thường 1kg từ 35 - 40 quả).
Những năm trước, để thu hái được hơn 10 tấn vải thiều tươi, anh Hành phải thuê 6 lao động, mỗi buổi sáng một lao động cũng chỉ hái được 1 tạ quả. Còn bây giờ, chỉ cần 3 lao động hái vải, năng suất cao gấp đôi mà không vất vả. Vào thời điểm cuối vụ, nhiều tư thương đặt mua hàng tấn quả/ngày với giá 28 nghìn đồng/kg.
Nói về kinh nghiệm sản xuất vải thiều ra quả trên thân cây, anh Hành chia sẻ, trước tiên cần tỉa cành trên ngọn thật thưa cho ánh sáng chiếu vào thân cây, sau đó giữ nguyên những cành nhỏ ra trong thân cây để sau này vải ra chùm quả từ đó. Thực hiện khoanh cành vào thời gian thích hợp và khoanh mở rộng hơn so với bình thường. Anh Hành dự định sẽ phổ biến kỹ thuật sản xuất vải thiều mới này rộng ra trong thôn.
Có thể bạn quan tâm

Từ năm 2010, hồ thủy điện Sơn La bắt đầu tích nước. Khai thác tiềm năng mặt nước lòng hồ này, bà con ven hồ xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La đã triển khai mô hình nuôi cá lồng, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Đây là tín hiệu tốt để nhân dân ven hồ, bao gồm bà con các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên phát huy lợi thế 214 km2 mặt nước hồ thủy điện Sơn La để phát triển kinh tế gia đình.

Vừa qua, một số ao nuôi tôm sú tại xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa - Thanh Hóa) xuất hiện tôm chết (khoảng 2 triệu con). Sau khi biết tin, các cán bộ phòng nông nghiệp huyện cùng Chi cục Thú y tỉnh đã xuống các đồng nuôi kiểm tra, lấy mẫu đi phân tích.

So với cấy lúa, trồng ngô, trồng sắn…thì trồng su su đạt hiệu quả gấp 6,7 lần. Đó là nhận định của bà con nông dân tại xóm Biệng, xã Quyết Chiến, huyện Tân Lạc (Hòa Bình), nhiều gia đình đã thoát nghèo vươn lên làm giàu.

Ngày 8/5, Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Trị cho biết, dịch bệnh trên tôm đã xảy ra ở các xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh; xã Triệu An và Triệu Lăng, huyện Triệu Phong, với diện tích nhiễm bệnh hơn 16 ha.

Năm qua, Bến Tre đã triển khai thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (TĐBHNN) tại 24 xã của 6 huyện, trong đó bảo hiểm đối với tôm biển 15 xã và bảo hiểm đối với cá tra 9 xã (Ba Tri 5 xã, Bình Đại 5 xã, Thạnh Phú 5 xã, Chợ Lách 3 xã, Giồng Trôm 3 xã, Châu Thành 3 xã).