Doanh thu từ quả lê đạt trên 3,5 tỷ đồng

Theo Phòng Kinh tế huyện Bắc Hà, niên vụ lê năm nay, toàn huyện Bắc Hà đã thu hoạch được 198,8 tấn quả lê. Với giá bán trung bình từ 20.000 - 30.000 đồng/kg, người trồng lê có thu nhập khá, mỗi ha cho thu nhập 35 triệu đồng. Doanh thu từ quả lê của huyện Bắc Hà đạt trên 3,5 tỷ đồng.
Lê Tai nung trồng tại Bắc Hà.
Toàn huyện Bắc Hà hiện có 142 ha trồng cây lê, trong đó có 133,4 ha trồng bằng giống lê Tai-nung, diện tích tập trung tại các xã: Tà Chải, Na Hối, Bản Phố, Hoàng Thu Phố, Lầu Thí Ngài, Tả Van Chư, Bản Già, Lùng Cải và thị trấn Bắc Hà. Cùng với cây lê địa phương, những năm qua, cây lê Tai- nung đã góp thêm một sản phẩm nông nghiệp sạch, phục vụ nhu cầu tiêu dùng, khách du lịch khi đến Bắc Hà.
Ngoài sản phẩm lê quả được bà con thu hái bán ở chợ phiên, nhiều khách du lịch đến nghỉ dưỡng tại Bắc Hà rất thích thú khi tham quan các vườn lê, được tự tay hái lê và mua sản phẩm ngay tại nương, vườn của đồng bào. Cùng với nâng cao giá trị thu nhập cho người làm vườn, việc trồng lê ở Bắc Hà góp phần xây dựng sản phẩm du lịch mới - du lịch nông nghiệp công nghệ cao đang được nhiều du khách quan tâm.
Có thể bạn quan tâm

Công ty Công nghệ sinh học TransGenada ở Arizona đã được Viện Thực phẩm và Nông nghiệp Quốc gia (NIFA) thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) tài trợ cho hoạt động nghiên cứu dành cho các doanh nghiệp nhỏ.

Việc phát triển mạnh cây keo lá tràm góp phần làm thay da đổi thịt vùng đất Thạnh Phú (xã Đại Chánh, Đại Lộc, Quảng Nam), tạo điều kiện để người dân nơi đây có cuộc sống ổn định.

Thông tin từ lãnh đạo Phòng Nuôi trồng thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, đến cuối tháng 5-2012, diện tích thả nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đạt 72/130 ha, tương đương với lượng tôm giống được di ương về là 72 triệu con.

Hiện nay, nhiều nông dân ở huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” không những tiết kiệm được chi phí sản xuất mà còn tăng lợi nhuận giá thành sản phẩm, nhất là hiện nay, khi giá lúa nằm ở mức thấp, việc áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” sẽ mang lại hiệu quả thiết thực đối với nông dân.

Tổng công ty thương mại Sài Gòn (Satra) vừa ra mắt và đưa ra thị trường gạo Jasmine GLOBAL G.A.P (ảnh) được sản xuất trên cánh đồng mẫu lớn tỉnh An Giang và chế biến, đóng gói tại nhà máy chi nhánh Satra Đồng Tháp, sản xuất theo quy trình sạch tiêu chuẩn GLOBAL G.A.P (Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt toàn cầu), do Tổ chức TUV SUD Management Service GmbH (Đức) chứng nhận.