Doanh nhân Trung Quốc góp sức tiêu thụ vải thiều

Nhận thấy chất lượng quả vải thiều của huyện Lục Ngạn thơm ngon mang đặc trưng riêng, được khách hàng ưa chuộng nên cách đây hơn chục năm, những thương nhân Trung Quốc đầu tiên đã có mặt tại Lục Ngạn để tận mắt thăm vùng sản xuất vải thiều và tìm hiểu thị trường.
Sau đó, được sự quan tâm, tạo điều kiện của chính quyền địa phương, đặc biệt công tác bảo đảm an ninh trật tự được tăng cường nên ngày càng có nhiều thương nhân Trung Quốc sang làm ăn, liên hệ đặt địa điểm thu mua vải thiều của các hộ dân trong huyện. Sự có mặt của nhiều thương nhân Trung Quốc tại Lục Ngạn đã tạo nên sự cạnh tranh khi thu mua vải thiều và cũng là yếu tố quan trọng làm tăng giá trị sản phẩm.
Để tiện cho kinh doanh, thông thường mỗi điểm cân do một thương nhân Trung Quốc thuê của các hộ dân sở tại có một phiên dịch và hàng chục lao động làm thuê công nhật. Như nhiều thương nhân Trung Quốc khác, ngay từ đầu vụ thu hoạch, ông A Lý ở Giang Tây đã có mặt tại thị trấn Chũ để thu mua vải thiều.
Hiện bình quân mỗi ngày, ông gom một xe ô tô loại từ 12 – 13 tấn vải “hàng hoa”, giá từ 17 – 22 nghìn đồng/kg để đưa về quê tiêu thụ. Ông A Lý cho biết, đây là mùa vải thứ năm ông có mặt tại Lục Ngạn để trực tiếp lựa chọn, thu mua vải thiều của người dân. Ông rất phấn khởi vì công tác bảo đảm an ninh trật tự được chính quyền địa phương thực hiện tốt và không gặp phải phiền phức gì, vải Lục Ngạn ngon, đẹp nên công việc kinh doanh của ông khá suôn sẻ.
Còn anh A Sáng, A Thắng là hai người bạn thân đều ở Côn Minh đã rủ nhau đến phố Kim, xã Phượng Sơn buôn vải thiều ngay từ khi mới có vải chín sớm. Họ thuê hai điểm cân, mỗi điểm thu mua khoảng 13 tấn vải/ngày đưa về quê nhà.
Chị Lê Thị Hường ở phố Kim là chủ một điểm cân vải thiều cho thuê nói: “Thương nhân Trung Quốc đến thuê địa điểm tại nhà tôi để thu mua vải, họ đưa tiền nhờ tôi chi trả giúp cho người bán do họ trực tiếp lựa chọn. Mỗi tấn vải, tôi được trả 900 nghìn đồng. Số tiền này tôi hưởng một phần, còn lại thuê lao động làm các công việc như chuyển vải từ sọt của người bán xuống hoặc bốc vác lên xe, chọn vải, đóng thùng xốp… Tính ra cũng được vài triệu đồng mỗi ngày”.
Thương nhân Vương Ngọc ở Trịnh Châu – Hồ Nam đã có thâm niên sang thu mua vải thiều Lục Ngạn hơn chục năm nay cho biết: Tôi đã đến huyện Lục Ngạn thu mua vải thiều được hơn một tháng rồi. Hiện tôi thuê 3 điểm thu mua vải thiều tại địa bàn xã Nghĩa Hồ và thị trấn Chũ, mỗi ngày đóng 5 – 6 xe ô tô loại 13 tấn (tương đương 65 – 78 tấn vải) để đưa về Trung Quốc tiêu thụ. Trong quá trình chọn mua vải, tôi mong bà con không “làm hàng”, tránh việc định giá mua rồi nhưng khi kiểm tra vải chất lượng không bảo đảm phải trả lại, dễ xảy ra tranh cãi.
Theo cơ quan chuyên môn, thời điểm này, huyện Lục Ngạn có gần 300 thương nhân Trung Quốc về địa phương thu mua vải thiều. Một mặt do chất lượng quả vải thiều ở Lục Ngạn cao hơn nơi khác, mặt khác do chính quyền địa phương làm tốt công tác hỗ trợ nhân dân thu hoạch và tiêu thụ vải thiều nên đã thu hút được ngày càng nhiều thương nhân Trung Quốc về Lục Ngạn.
Tại đây, thương nhân Trung Quốc được tạo điều kiện thuận lợi về ăn ở, đi lại và lựa chọn, mua bán vải thiều. Trong giao thương, sinh hoạt, họ khá thông thạo địa bàn, thân thiện, mua bán sòng phẳng và chấp hành tốt các quy định của pháp luật.
Có thể bạn quan tâm

Tuy nhiên khi mua lan rừng về chưng chơi sau khi bông tàn muốn cây ra bông trở lại giống như những loại lan được nhập khẩu lại rất khó, nhiều người đã vứt bỏ hoặc cố gắng dưỡng chúng để "chơi lá". Làm như vậy thì uổng phí quá. Sau đây chúng tôi xin mách các bạn cách làm cho lan rừng ra bông trở lại.

Giá tiêu sọ ở huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đã giảm từ 20 – 30% trong vòng một tuần qua và hiện dao động ở mức 100.000 – 110.000 đồng/kg.

Trạm Khuyến nông huyện Cao Lãnh, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Đồng Tháp vừa kết hợp với UBND xã Bình Hàng Trung tổ chức hội thảo mô hình canh tác mè trên nền đất lúa.

Vài năm trở lại đây, ở Tiền Giang, tình hình dịch bệnh trên tôm sú nuôi quảng canh cải tiến ngày càng diễn biến phức tạp, trong khi đó các biện pháp kiểm soát chất lượng môi trường nước, phòng ngừa dịch bệnh đối với mô hình này dường như không có hiệu quả. Vậy mà, hiện nay bà con nuôi tôm quảng canh cải tiến vẫn còn xem nhẹ vấn đề chất lượng con giống khi chỉ mua loại tôm sú giống được xem là dành riêng cho hình thức nuôi này với giá chỉ bằng 40% so với tôm giống thả nuôi thâm canh, bán thâm canh. Đây chính là mầm móng dễ xảy ra dịch, bệnh báo động.

Sau hơn 15 năm triển khai sản xuất, mô hình lúa lai F1 đang có dấu hiệu chững lại. Lãnh đạo nhiều huyện, xã, đặc biệt các chủ nhiệm HTX không còn mặn mà với mô hình một thời là vấn đề thời sự trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Vậy nguyên nhân vì sao?