Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Doanh nhân Trung Quốc góp sức tiêu thụ vải thiều

Doanh nhân Trung Quốc góp sức tiêu thụ vải thiều
Ngày đăng: 29/06/2015

Nhận thấy chất lượng quả vải thiều của huyện Lục Ngạn thơm ngon mang đặc trưng riêng, được khách hàng ưa chuộng nên cách đây hơn chục năm, những thương nhân Trung Quốc đầu tiên đã có mặt tại Lục Ngạn để tận mắt thăm vùng sản xuất vải thiều và tìm hiểu thị trường.

Sau đó, được sự quan tâm, tạo điều kiện của chính quyền địa phương, đặc biệt công tác bảo đảm an ninh trật tự được tăng cường nên ngày càng có nhiều thương nhân Trung Quốc sang làm ăn, liên hệ đặt địa điểm thu mua vải thiều của các hộ dân trong huyện. Sự có mặt của nhiều thương nhân Trung Quốc tại Lục Ngạn đã tạo nên sự cạnh tranh khi thu mua vải thiều và cũng là yếu tố quan trọng làm tăng giá trị sản phẩm.

Để tiện cho kinh doanh, thông thường mỗi điểm cân do một thương nhân Trung Quốc thuê của các hộ dân sở tại có một phiên dịch và hàng chục lao động làm thuê công nhật. Như nhiều thương nhân Trung Quốc khác, ngay từ đầu vụ thu hoạch, ông A Lý ở Giang Tây đã có mặt tại thị trấn Chũ để thu mua vải thiều.

Hiện bình quân mỗi ngày, ông gom một xe ô tô loại từ 12 – 13 tấn vải “hàng hoa”, giá từ 17 – 22 nghìn đồng/kg để đưa về quê tiêu thụ. Ông A Lý cho biết, đây là mùa vải thứ năm ông có mặt tại Lục Ngạn để trực tiếp lựa chọn, thu mua vải thiều của người dân. Ông rất phấn khởi vì công tác bảo đảm an ninh trật tự được chính quyền địa phương thực hiện tốt và không gặp phải phiền phức gì, vải Lục Ngạn ngon, đẹp nên công việc kinh doanh của ông khá suôn sẻ.

Còn anh A Sáng, A Thắng là hai người bạn thân đều ở Côn Minh đã rủ nhau đến phố Kim, xã Phượng Sơn buôn vải thiều ngay từ khi mới có vải chín sớm. Họ thuê hai điểm cân, mỗi điểm thu mua khoảng 13 tấn vải/ngày đưa về quê nhà.

Chị Lê Thị Hường ở phố Kim là chủ một điểm cân vải thiều cho thuê nói: “Thương nhân Trung Quốc đến thuê địa điểm tại nhà tôi để thu mua vải, họ đưa tiền nhờ tôi chi trả giúp cho người bán do họ trực tiếp lựa chọn. Mỗi tấn vải, tôi được trả 900 nghìn đồng. Số tiền này tôi hưởng một phần, còn lại thuê lao động làm các công việc như chuyển vải từ sọt của người bán xuống hoặc bốc vác lên xe, chọn vải, đóng thùng xốp… Tính ra cũng được vài triệu đồng mỗi ngày”.

Thương nhân Vương Ngọc ở Trịnh Châu – Hồ Nam đã có thâm niên sang thu mua vải thiều Lục Ngạn hơn chục năm nay cho biết: Tôi đã đến huyện Lục Ngạn thu mua vải thiều được hơn một tháng rồi. Hiện tôi thuê 3 điểm thu mua vải thiều tại địa bàn xã Nghĩa Hồ và thị trấn Chũ, mỗi ngày đóng 5 – 6 xe ô tô loại 13 tấn (tương đương 65 – 78 tấn vải) để đưa về Trung Quốc tiêu thụ. Trong quá trình chọn mua vải, tôi mong bà con không “làm hàng”, tránh việc định giá mua rồi nhưng khi kiểm tra vải chất lượng không bảo đảm phải trả lại, dễ xảy ra tranh cãi.

Theo cơ quan chuyên môn, thời điểm này, huyện Lục Ngạn có gần 300 thương nhân Trung Quốc về địa phương thu mua vải thiều. Một mặt do chất lượng quả vải thiều ở Lục Ngạn cao hơn nơi khác, mặt khác do chính quyền địa phương làm tốt công tác hỗ trợ nhân dân thu hoạch và tiêu thụ vải thiều nên đã thu hút được ngày càng nhiều thương nhân Trung Quốc về Lục Ngạn.

Tại đây, thương nhân Trung Quốc được tạo điều kiện thuận lợi về ăn ở, đi lại và lựa chọn, mua bán vải thiều. Trong giao thương, sinh hoạt, họ khá thông thạo địa bàn, thân thiện, mua bán sòng phẳng và chấp hành tốt các quy định của pháp luật.


Có thể bạn quan tâm

Hơn 40 Năm Bám Biển Mưu Sinh Hơn 40 Năm Bám Biển Mưu Sinh

Gia đình ông Trần Xảm, có đến 4 thế hệ gắn bó với nghề đi biển. Kinh nghiệm đánh bắt cũng được gia đình ông truyền từ đời này qua đời khác. Vì thế, mỗi chuyến đi biển là mỗi lần thuyền về đầy ắp cá tôm, hiếm khi thuyền về không. Hơn 40 năm mưu sinh, gắn bó với biển đã giúp ông xây dựng được nhà cửa khang trang, nuôi con cái khôn lớn, nên người.

28/10/2014
Xuất Khẩu Cà Phê Vượt Ngưỡng 3 Tỷ USD Xuất Khẩu Cà Phê Vượt Ngưỡng 3 Tỷ USD

Về thị trường tiêu thụ, Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là các quốc gia nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam với thị phần lần lượt là 13,6% và 9,8%. Trong đó, thị trường Bỉ có tốc độ tăng mạnh nhất gấp 2,6 về khối lượng so với cùng kỳ 2013.

28/10/2014
Bơ Chín Muộn, Giá Trên 100.000 Đồng/kg Vẫn Cháy Hàng Bơ Chín Muộn, Giá Trên 100.000 Đồng/kg Vẫn Cháy Hàng

Từ đầu tháng 10, trung bình mỗi ngày cửa hàng chị Nguyễn Hương Giang (Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk) chuyển 70 - 100kg bơ ra thị trường Hà Nội tiêu thụ, với giá bán gần nhất là 105.000 đồng/kg. "Trước khách mua bao nhiêu có bấy nhiêu, nhưng giờ nguồn hàng ngày càng khan hiếm. Mấy hôm nay khách đặt rất đông nhưng shop chỉ có khoảng 40 - 50kg trái bán ra", chị Giang chia sẻ.

28/10/2014
Thịt Heo Mỹ, EU... Nhập Về Nhiều Thịt Heo Mỹ, EU... Nhập Về Nhiều

Theo các chủ trang trại chăn nuôi, giá heo hơi ngày 26-10 dao động 49.000-52.000 đồng/kg, giảm 3.000-5.000 đồng/kg so với hồi đầu tháng. Giá heo giảm do nguồn cung ra thị trường tăng lên nhanh sau khi người chăn nuôi mở rộng quy mô chuồng trại.

28/10/2014
Xuất Khẩu Nông Lâm Thủy Sản 10 Tháng Đạt Gần 25,5 Tỉ USD Xuất Khẩu Nông Lâm Thủy Sản 10 Tháng Đạt Gần 25,5 Tỉ USD

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa công bố kết quả thực hiện kế hoạch 10 tháng năm 2014 của ngành. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 10/2014 ước đạt 2,28 tỉ USD. Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 10, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của cả nước đạt 25,39 tỉ USD; tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2013.

28/10/2014