Doanh Nghiệp Việt Không Phá Giá Cá Tra, Cá Basa Ở Hoa Kỳ

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nhấn mạnh các doanh nghiệp Việt Nam không bán phá giá mặt hàng cá tra, cá basa, sản phẩm thủy hải sản khác vào thị trường Hoa Kỳ.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nhấn mạnh như vậy tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ngày 3/4 khi trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ công bố kết quả đợt xem xét hành chính thứ 9 đối với vụ kiện chống bán phá giá cá tra tại thị trường Hoa Kỳ.
Theo công bố, Hoa Kỳ tiếp tục áp thuế chống bán phá giá với một số doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam tuy mức thuế có giảm xuống.
“Chúng tôi đã nhiều lần khẳng định các doanh nghiệp Việt Nam không bán phá giá mặt hàng cá tra/cá basa cũng như các sản phẩm thủy hải sản khác vào thị trường Hoa Kỳ.
Chúng tôi cho rằng các vấn đề trong quan hệ thương mại giữa hai nước cần được xem xét một cách công bằng, khách quan, phù hợp với tinh thần tự do thương mại cũng như quan hệ kinh tế, thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước,” ông Lê Hải Bình nói.
Có thể bạn quan tâm

Một so sánh khá “chua chát” được GS Võ Tòng Xuân - Hiệu trưởng trường Đại học Nam Cần Thơ, đồng thời là một chuyên gia trong ngành lúa gạo đưa ra tại hội thảo “Tiêu thụ hàng nông sản trong bối cảnh hội nhập.

Xúc tiến thương mại đối với mặt hàng gạo là vấn đề cần thiết trong bối cảnh xuất khẩu gạo đang bế tắc đầu ra. Tuy nhiên, gạo của Việt Nam hiện nay không có gì đặc biệt, vẫn chủ yếu là gạo trắng hạt dài thì rất khó có thể cạnh tranh với các thị trường.
Khi cho đàn heo ăn xong, vợ chồng anh Vương đi rẫy hái ớt. Khoảng 4 tiếng đồng hồ sau, vợ chồng anh về đến nhà thì tá hỏa đàn heo đang khỏe mạnh bỗng nhiên chết bất thường. Vốn liếng gia đình đầu tư vào đàn heo bị mất trắng.

Nhiều loại trái cây ở nước ngoài vốn mọc hoang dã trong tự nhiên, hoặc được trồng để làm cảnh, nhưng khi về Việt Nam lại được săn lùng và bán với giá cả triệu đồng một kg.

Mấy tuần gần đây, trên địa bàn hai huyện biên giới Tri Tôn, Tịnh Biên (An Giang) xuất hiện nhiều nhóm người đến gạ gẫm đồng bào dân tộc Khmer đào cây thốt nốt để bán cho họ, sau đó vận chuyển cây ra Bắc rồi bán sang Trung Quốc.