Doanh Nghiệp Thủy Sản Không Thu Mua Tôm Có Chứa Tạp Chất

Đầu tháng 8 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 20 về việc ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất kinh doanh tôm có chứa tạp chất. Tại tỉnh Cà Mau, tình trạng kinh doanh mặt hàng tôm có chứa tạp chất đã giảm đến 90% khi các công ty, xí nghiệp đồng loạt không thu mua các mặt hàng tôm chứa tạp chất.
Tính đến thời điểm này, ban chỉ đạo các huyện, thành phố Cà Mau đã tuyên truyền, rà soát và lập danh sách gần 1.700 cơ sở thu gom, sơ chế nguyên liệu thủy sản ký cam kết không thu mua, sơ chế, vận chuyển, kinh doanh và đưa tạp chất vào nguyên liệu thủy sản. Trên thị trường Cà Mau, tình trạng kinh doanh tôm tạp chất đã giảm nhiều khi các doanh nghiệp đồng loạt không thu mua loại tôm này.
Theo chỉ đạo của các địa phương, trong thời gian tới công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát được tăng cường. Đặc biệt là công tác hậu kiểm tại các cơ sở thu gom, sơ chế, bảo quản, chế biến, kinh doanh thủy sản, tiến tới ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu, nhằm tăng uy tín cũng như sức cạnh tranh của tôm Cà Mau trên thị trường xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Xã Phụng Công, huyện Văn Giang (Hưng Yên) là địa phương điển hình trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho thu nhập kinh tế cao nhờ nghề trồng hoa.

Trên diện tích đất đồi 7ha tại huyện Lạc Thủy (Hòa Bình) một doanh nghiệp đã bỏ tiền đầu tư và trồng thành công 4 loại dưa lưới Nhật Bản trong nhà màng.

Để có kinh nghiệm chăn nuôi chồn hương, chàng trai ở Quảng Nam đã lên internet mày mò tự học. Giờ đây, anh đã sở hữu trong tay trang trại nuôi chồn hương

Trồng dưa lưới từ năm 2016, nhưng phải mất 3 năm sau, lão nông Bùi Văn Phương ở Tống Trân, Phù Cừ, Hưng Yên mới làm chủ được quy trình và công nghệ.

Ở xã vùng cao Nghiên Loan, huyện Pác Nặm (Bắc Kạn), trồng cỏ là nghề hái ra tiền.