Doanh Nghiệp Thủy Sản Không Thu Mua Tôm Có Chứa Tạp Chất

Đầu tháng 8 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 20 về việc ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất kinh doanh tôm có chứa tạp chất. Tại tỉnh Cà Mau, tình trạng kinh doanh mặt hàng tôm có chứa tạp chất đã giảm đến 90% khi các công ty, xí nghiệp đồng loạt không thu mua các mặt hàng tôm chứa tạp chất.
Tính đến thời điểm này, ban chỉ đạo các huyện, thành phố Cà Mau đã tuyên truyền, rà soát và lập danh sách gần 1.700 cơ sở thu gom, sơ chế nguyên liệu thủy sản ký cam kết không thu mua, sơ chế, vận chuyển, kinh doanh và đưa tạp chất vào nguyên liệu thủy sản. Trên thị trường Cà Mau, tình trạng kinh doanh tôm tạp chất đã giảm nhiều khi các doanh nghiệp đồng loạt không thu mua loại tôm này.
Theo chỉ đạo của các địa phương, trong thời gian tới công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát được tăng cường. Đặc biệt là công tác hậu kiểm tại các cơ sở thu gom, sơ chế, bảo quản, chế biến, kinh doanh thủy sản, tiến tới ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu, nhằm tăng uy tín cũng như sức cạnh tranh của tôm Cà Mau trên thị trường xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2014, huyện Cát Hải (Hải Phòng) triển khai nhiều giải pháp nhằm đạt giá trị sản xuất thủy sản (giá cố định 2010) 482,5 tỷ đồng. Để đạt được mục tiêu trên, huyện đặt kế hoạch đạt tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng là 8.400 tấn.

Gần 2 tháng qua, rau câu xuất hiện ở đầm Ô Loan với mật độ dày đặc, có gia đình vớt rau câu thu nhập mỗi ngày gần 1 triệu đồng. Đặc biệt, năm nay đầm Ô Loan còn xuất hiện con sứa cơm sau 2 năm vắng bóng.

Kết quả, mẫu xét nghiệm đàn gia cầm của 10 hộ chăn nuôi tại các địa phương nói trên cho kết quả dương tính với cúm A (H5N1) đã được đơn vị trực thuộc của Sở NN-PTNT cùng với chính quyền địa phương và người chăn nuôi tiêu hủy toàn bộ với trên 10.000 con.

Giá rau sau Tết Nguyên đán rớt giá thê thảm khiến nhiều nông dân trồng rau huyện Đak Pơ (Gia Lai) rơi vào cảnh trắng tay. Trước tình hình đó, mặc dù giá cả so với trước Tết có giảm, nhưng với mức giá từ 15.000 đồng đến 20.000 đồng/kg, cây ớt hiện đang trở thành niềm hy vọng của bà con nơi đây.

Là một trong những địa phương có diện tích trồng mía lớn nhất của huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang), thời gian qua, lãnh đạo xã Tân Phước Hưng không ngừng vận động người dân chuyển đổi giống mía trong sản xuất, nhất là những giống mía cũ bằng giống mía mới có chất lượng nhằm hạn chế sâu bệnh, tăng hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, vấn đề chuyển đổi giống mía hiện vẫn còn nhiều bất cập.