Doanh Nghiệp Thủy Sản Không Thu Mua Tôm Có Chứa Tạp Chất

Đầu tháng 8 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 20 về việc ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất kinh doanh tôm có chứa tạp chất. Tại tỉnh Cà Mau, tình trạng kinh doanh mặt hàng tôm có chứa tạp chất đã giảm đến 90% khi các công ty, xí nghiệp đồng loạt không thu mua các mặt hàng tôm chứa tạp chất.
Tính đến thời điểm này, ban chỉ đạo các huyện, thành phố Cà Mau đã tuyên truyền, rà soát và lập danh sách gần 1.700 cơ sở thu gom, sơ chế nguyên liệu thủy sản ký cam kết không thu mua, sơ chế, vận chuyển, kinh doanh và đưa tạp chất vào nguyên liệu thủy sản. Trên thị trường Cà Mau, tình trạng kinh doanh tôm tạp chất đã giảm nhiều khi các doanh nghiệp đồng loạt không thu mua loại tôm này.
Theo chỉ đạo của các địa phương, trong thời gian tới công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát được tăng cường. Đặc biệt là công tác hậu kiểm tại các cơ sở thu gom, sơ chế, bảo quản, chế biến, kinh doanh thủy sản, tiến tới ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu, nhằm tăng uy tín cũng như sức cạnh tranh của tôm Cà Mau trên thị trường xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Là hộ nghèo nên năm 2013, gia đình anh Nguyễn Đình Sáu, thôn Hạc Lâm, xã Hương Lâm (Hiệp Hoà) được tham gia dự án Vệ sinh môi trường nông thôn. Theo đó, anh được hỗ trợ 48 triệu đồng và chỉ phải bỏ thêm một phần kinh phí để xây chuồng trại chăn nuôi kiên cố.

Mô hình chăn nuôi bò thịt đang phát triển rộng rãi ở ngoại thành Hà Nội, nhiều hộ dân đã vươn lên trở thành những tỷ phú nuôi bò. Hà Nội đã đưa những giống bò mới năng suất, chất lượng cao vào chăn nuôi nhưng người dân vẫn chưa tiếp cận được nguồn vốn để mở rộng sản xuất, xây dựng chuồng trại, xây dựng thương hiệu sản phẩm…

Dù hợp đồng giữa nông dân và doanh nghiệp (DN) được ký kết ngay từ đầu vụ nhưng đến khi thu hoạch, một trong hai bên có thể “bẻ kèo” khi giá lúa biến động nhiều. Để đảm bảo hợp đồng không bị phá vỡ, ngoài uy tín của DN, niềm tin của nông dân, vai trò điều tiết trung gian của ngành chuyên môn và chính quyền địa phương rất quan trọng.

Trước đây, nông dân thu hoạch lúa phải thuê nhân công cắt tay, gom - tuốt lúa và phải chuẩn bị phương tiện vận chuyển đường thủy mang về nhà. Lại phải phơi khô lúa rồi đón ghe bán. Thời nay, đã có máy gặt đập liên hợp, thương lái đến tận đồng thu mua lúa tươi. Vì vậy, thu hoạch xong, nông dân chỉ việc chờ cân lúa và… đếm tiền.

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh Thái Nguyên đang triển khai trồng mới, trồng lại chè. Theo kế hoạch, năm nay, toàn tỉnh sẽ trồng mới, trồng lại 1.600 ha chè, trong đó 1.500 ha được hỗ trợ từ nguồn vốn đầu tư của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB); 100 ha được tỉnh hỗ trợ kinh phí.