Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Doanh Nghiệp Singapore Đặc Biệt Quan Tâm Gạo Việt Nam

Doanh Nghiệp Singapore Đặc Biệt Quan Tâm Gạo Việt Nam
Ngày đăng: 11/06/2014

Thị trường Singapore còn nhiều tiềm năng cho xuất khẩu gạo của Việt Nam, trong khi các chủng loại gạo Việt Nam đều đáp ứng được nhu cầu thị trường này.

Ông Nguyễn Hùng Linh, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam, cho biết trong hai ngày làm việc 9-10/6, một số doanh nghiệp Singapore bày tỏ sự quan tâm lớn tới gạo Việt Nam, đặc biệt là “Jasmine Rice” và khẳng định sẽ tiếp tục nhập gạo Việt Nam.

Đó là kết quả đầu tiên của chuyến khảo sát tình hình thị trường Singapore và xúc tiến thương mại gạo tại Singapore từ ngày 9-10/6/2014 của đoàn công tác do Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh dẫn đầu.

Tham gia đoàn công tác có đại diện Bộ Công Thương, lãnh đạo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, đại diện Tổng Công ty Lương thực miền Bắc, Tổng công ty Lương thực miền Nam, Tổng Công ty Thương mại Hà Nội Hapro cùng đại diện một số doanh nghiệp lớn chuyên xuất khẩu gạo.

Đoàn đã làm việc với Bộ Công Thương Singapore, Cục Quản lý Doanh nghiệp Singapore và đại diện một số thương hiệu phân phối lớn tại Singapore.

Đoàn cũng đã tổ chức chương trình giao thương với đại diện Hiệp hội các Nhà nhập khẩu Gạo Singapore (Singapore Rice General Importers Association) và gần 20 doanh nghiệp hàng đầu tại Singapore như NTUC Fairprice, Super Q International Pte. Ltd., Tong Seng Produce Pte. Ltd…

Thứ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết thị trường Singapore còn nhiều tiềm năng cho xuất khẩu gạo của Việt Nam, trong khi các chủng loại gạo Việt Nam đều đáp ứng được nhu cầu thị trường này.

Theo Thứ trưởng Trần Tuấn Anh, ngoài việc nhập khẩu gạo để tiêu dùng, thị trường Singapore cũng được biết đến là thị trường trung chuyển, trung tâm thương mại của ASEAN, trung chuyển gạo sang các đảo của Indonesia, Philippines và một số nước thuộc châu Phi.

Thứ trưởng khẳng định: “Bộ Công Thương mong muốn trong thời gian tới sẽ tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng và phân phối hàng hóa tại Singapore cũng như tham gia các hội chợ, sự kiện xúc tiến thương mại ở Singapore.”

Trong những năm qua, Singapore luôn là đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong khối ASEAN và là đối tác thương mại lớn thứ 6 của Việt Nam trên toàn thế giới, sau Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Đài Loan.

Năm 2013, Singapore là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam trong khối ASEAN (sau Thái Lan và Malaysia) với tổng kim ngạch thương mại hai chiều năm 2013 đạt 8,4 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Singapore 2,7 tỷ USD, tăng 12,4% so với năm 2012.

Trong 4 tháng đầu năm 2014, tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Singapore đạt xấp xỉ 3,3 tỷ USD, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm 2013. Nhóm hàng nông, thủy sản như hạt tiêu, gạo, thủy sản... là một trong các mặt hàng Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu cao sang Singapore.

Ông Andrew Tan, Chủ tịch Hiệp hội các Nhà nhập khẩu Gạo Singapore cho biết: “Trong mấy năm trở lại đây, lượng gạo nhập khẩu từ Việt Nam tăng liên tục. Từ năm 2008 đến năm 2013, số lượng gạo Việt Nam nhập khẩu vào Singapore tăng 4 lần và hiện gạo Việt Nam chiếm 28% thị phần gạo của Singapore.”

Theo ông Tan, trong những năm qua, giá cả gạo của Việt Nam rất cạnh tranh và chất lượng gạo Việt Nam ngày càng được nâng cao nhờ công nghệ tốt hơn. Ông bày tỏ hy vọng rằng gạo Việt Nam sẽ tiếp tục được cải thiện chất lượng để có chỗ đứng tốt hơn trên thị trường quốc tế cũng như chiếm thị phần cao hơn tại Đảo quốc Sư tử.


Có thể bạn quan tâm

Bệnh Lạ Bùng Phát Trên Cây Tiêu Ở Đắk Ơ (Bình Phước) Bệnh Lạ Bùng Phát Trên Cây Tiêu Ở Đắk Ơ (Bình Phước)

Tiêu đang xanh tốt, tự nhiên vàng lá rũ xuống rồi chết hàng loạt, khiến hàng trăm hộ trồng tiêu ở xã Đắk Ơ (Bù Gia Mập - Bình Phước) đứng ngồi không yên. Bao nhiêu tiền của, công sức đầu tư nay đứng nhìn cây tiêu chết dần vì bệnh lạ.

21/03/2014
Đừng Vội Chặt Bỏ Cây Điều Đừng Vội Chặt Bỏ Cây Điều

Trong khi nhiều nông dân trồng điều trên địa bàn huyện Hàm Tân (Bình Thuận) lao đao bởi cây điều liên tục mất mùa, rớt giá trong nhiều năm qua, thì vườn điều của gia đình anh Phạm Hùng Dũng ở thôn Đông Hòa, xã Tân Hà lại đạt hiệu quả kinh tế cao, cụ thể là mùa điều năm nay.

21/03/2014
Sống Khỏe Nhờ Nuôi Lợn Khép Kín Sống Khỏe Nhờ Nuôi Lợn Khép Kín

Tốt nghiệp khoa Chăn nuôi thú y, Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, năm 2007 anh Nghiêm Xuân Hùng (thôn Thanh Nhàn, xã Thanh Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội) mạnh dạn đầu tư chăn nuôi.

23/02/2014
Xây Dựng Thương Hiệu Cho Vú Sữa Xã Diên Bình, Huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) Xây Dựng Thương Hiệu Cho Vú Sữa Xã Diên Bình, Huyện Diên Khánh (Khánh Hòa)

Xây dựng thương hiệu cho nông sản trong nước là bài toán được đặt ra từ bao lâu nay của nhiều địa phương. Tại Khánh Hòa, sầu riêng Khánh Sơn là thương hiệu nông sản đầu tiên được xây dựng thành công, góp phần đưa nông sản địa phương vào hệ thống phân phối của các siêu thị và đến với nhiều tỉnh thành khác.

21/03/2014
Bí Quyết Thu Hút Nông Dân Ở Sơn La Bí Quyết Thu Hút Nông Dân Ở Sơn La

“Nội dung hoạt động hội phải gắn với quyền lợi của hội viên, nông dân. Nông dân no ấm, hạnh phúc thì tổ chức hội vững mạnh” - đó là tâm sự của bà Trần Thị Kim Loan - Chủ tịch Hội Nông dân (ND) thành phố Sơn La.

23/02/2014