Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Doanh Nghiệp Quyết Tâm Hơn Trong Cuộc Chiến Chống Tôm Tạp Chất

Doanh Nghiệp Quyết Tâm Hơn Trong Cuộc Chiến Chống Tôm Tạp Chất
Ngày đăng: 13/09/2014

Chỉ thị 20 của Thủ tướng Chính phủ đã ký và có hiệu lực từ ngày 1/8/2014 mới đây thể hiện quyết tâm từ Chính phủ trong việc giải quyết vấn nạn tôm tạp chất kéo dài dai dẳng và ngày càng trầm trọng này.

Chỉ thị nêu rõ chỉ đạo của Thủ tướng đối với các tỉnh thành phố ven biển thực hiện biện pháp tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP hoặc đình chỉ hoạt động đối với cơ sở tái phạm, thông báo công khai các tổ chức, DN, cá nhân vi phạm trên phương tiện thông tin đại chúng; sẽ đưa tội danh tổ chức, tham gia đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu, sản xuất kinh doanh tôm có chứa tạp chất vào Bộ Luật Hình sự…

Năm 2009, vấn nạn tôm bơm chích tạp chất vào thời điểm nhức nhối nhất bởi khi đó nguồn tôm nguyên liệu cho chế biến khan hiếm. Đứng trước nguy cơ mất thi trường, khi đó, Hiệp hội VASEP đã phát động chương trình “Doanh nghiệp nói không với tôm bơm chích tạp chất”.

Tuy nhiên, chỉ được một thời gian, phong trào này đã nhanh chóng lắng xuống bởi thiếu nhiều thứ: lực lượng kiểm tra còn quá mỏng; thiếu chế tài xử phạt; thiếu sự phối hợp chặt chẽ từ nhiều cơ quan liên quan. Nếu có đủ các yếu tố này và cả sự đồng lòng của tất cả các DN sản xuất, kinh doanh tôm mới có thể ngăn chặn vấn nạn bơm chích tạp chất vào tôm.

Tại cuộc họp giữa các bên do Thứ trưởng BNN&PTNT Vũ Văn Tám chủ trì tháng 3/2014 có sự tham gia của các bên liên quan như Nafiqad, Bộ Công An (A86), và VASEP về vấn đề tôm bơm chích tạp chất (chủ yếu là Agar), các bên đều nhất trí cho rằng khó có thể giải quyết vấn nạn này nếu như chưa có chế tài xử phạt rõ ràng. Ngoài ra, không có sự vào cuộc mạnh mẽ và quyết tâm từ tất cả các bên có liên quan thì chương trình “Doanh nghiệp nói không với tôm bơm chích tạp chất” do VASEP phát động cũng chỉ như “ném đá ao bèo”!

Chỉ thị 20 của Thủ tướng Chính phủ đã ký và có hiệu lực từ ngày 1/8/2014 mới đây thể hiện quyết tâm từ Chính phủ trong việc giải quyết vấn nạn tôm tạp chất kéo dài dai dẳng và ngày càng trầm trọng này. Chỉ thị nêu rõ chỉ đạo của Thủ tướng đối với các tỉnh thành phố ven biển thực hiện biện pháp tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP hoặc đình chỉ hoạt động đối với cơ sở tái phạm, thông báo công khai các tổ chức, DN, cá nhân vi phạm trên phương tiện thông tin đại chúng; sẽ đưa tội danh tổ chức, tham gia đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu, sản xuất kinh doanh tôm có chứa tạp chất vào Bộ Luật Hình sự…

Ngay sau chỉ thị 20 được ban hành, ngày 5/8/2014, VASEP cũng đã gửi công văn số 144/2014/CV-VASEP tới các DN hội viện đề nghị các DN hưởng ứng và cùng đồng lòng quyết tâm không thu mua và kinh doanh tôm bơm chích tạp chất, sẵn sàng phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc khai báo, phát hiện và xử lý các nguồn cung cấp tôm bơm chích tạp chất.

Tôm tạp chất (chủ yếu là agar – thạch rau câu) thường bị các thị trường NK từ chối trả về do không đảm bảo an toàn vệ sinh và chất lượng. Việc bơm agar vào tôm là do thương lái thu mua tôm từ đầm rồi bơm agar vào và bán cho DN chế biến. Tình trạng này diễn ra phổ biến nhất vào thời điểm không phải vụ thu hoạch tôm trong DN lại có nhu cầu lớn về tôm nguyên liệu để đáp ứng đơn hàng đã ký với khách hàng.

Mặc dù không có thống kê đầy đủ về số lô tôm chứa agar bị nước NK trả về tuy nhiên, thông tin từ một số khách hàng nước ngoài, đặc biệt là khách hàng Nhật Bản và Hàn Quốc (hai thị trường tiêu thụ lớn của Việt Nam) cho biết nếu Việt Nam không nhanh chóng ngăn chặn và giải quyết tình trạng này thì nguy cơ mất thị trường là rất lớn.

Tôm là mặt hàng mang lại giá trị XK lớn nhất cho ngành thủy sản Việt Nam. Năm 2013, XK tôm đạt 3,1 tỷ USD, chiếm trên 46% tổng giá trị XK thủy sản của cả nước. Hiện nay, nguồn cung tôm cho thị trường thế giới nói chung thiếu hụt do một số nước sản xuất chính như Thái Lan hay Trung Quốc vẫn chưa hồi phục hoặc vẫn đang phải đối mặt với Hội chứng tôm chết sớm (EMS). Tận dụng cơ hội này để đẩy mạnh XK tôm, Việt Nam cũng phải chịu sức cạnh tranh lớn từ nhiều nước cung cấp khác như Ấn Độ, Indonesia hay Ecuador.

Ngăn chặn hành vi bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu, tiến tới giải quyết hiệu quả vấn nạn này sẽ tạo thêm “chứng nhận chất lượng” cho tôm Việt Nam, tăng cường uy tín cũng như sức cạnh tranh cho các DN chế biến và XK tôm và góp phần phát triển ngành công nghiệp tôm bền vững hơn.


Có thể bạn quan tâm

Bộ Công Thương Khuyến Khích Đưa Vải Thiều Vào Nam Bộ Công Thương Khuyến Khích Đưa Vải Thiều Vào Nam

Đẩy mạnh tiêu thụ trong nước, đặc biệt các tỉnh phía Nam, là giải pháp giúp loại trái cây nổi tiếng này có đầu ra ổn định lâu dài, giảm lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

17/06/2014
Doanh Nghiệp Tôm Đến Bao Giờ Mới Hết Khổ Vì Kháng Sinh? Doanh Nghiệp Tôm Đến Bao Giờ Mới Hết Khổ Vì Kháng Sinh?

Chưa hết “bàng hoàng” vì Ethoxyquin (ETQ), doanh nghiệp XK tôm sang Nhật Bản tiếp tục phải đối mặt với quyết định kiểm 100% Oxytetracycline (OTC). XK tôm sang thị trường này chưa kịp phục hồi đã lại giảm mạnh.

22/05/2014
Nghệ An Hội Thảo Các Giải Pháp Nuôi Tôm Mùa Nắng Nghệ An Hội Thảo Các Giải Pháp Nuôi Tôm Mùa Nắng

Sáng ngày 16/6, tại huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An), Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam, chi nhánh Nghệ An đã tổ chức hội thảo “EMS – giải pháp phòng ngừa và kỹ thuật nuôi tôm mùa nóng”. Tham dự có trên 150 khách hàng là đại diện các đại lý và người nuôi tôm trên địa bàn 2 tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa.

18/06/2014
Trà Vinh Tìm Giải Pháp Phát Triển Giống Tôm Nước Lợ Trà Vinh Tìm Giải Pháp Phát Triển Giống Tôm Nước Lợ

Ngày 20/5/2014, tại huyện Duyên Hải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh tổ chức Hội nghị tổng kết thực trạng và giải pháp phát triển giống tôm nước lợ. Ông Nguyễn Văn Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đến dự và phát biểu chỉ đạo.

22/05/2014
Chuyện Không Chỉ Của Người Trồng Mía Chuyện Không Chỉ Của Người Trồng Mía

Trên các ruộng mía xã Tân Đức (Hàm Tân - Bình Thuận), hiện nay nông dân đã thu hoạch xong vụ mía năm 2013 - 2014. Đất còn ẩm, các gốc mía đã bắt đầu nảy mầm. Đây là thời kỳ đồng mía cần người dọn đồng, chăm sóc xới gốc, làm cỏ... Thế nhưng, nhiều ruộng mía chỉ trơ những gốc, lá khô và vắng bóng người làm.

18/06/2014