Doanh Nghiệp FDI Vẫn Là Điểm Sáng Trong Xuất Khẩu Của Việt Nam

Tin từ Bộ Công thương cho biết, kim ngạch xuất khẩu (KNXK) tháng 5 ước ước đạt 12,0 tỷ USD, giảm so với tháng 4.
Nguyên nhân của việc suy giảm trên, một phần do chịu ảnh hưởng từ các cuộc bạo loạn của công nhân làm gián đoạn sản xuất của các doanh nghiệp FDI tại một số khu công nghiệp trên địa bàn một số địa phương.
Xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp chế biến vẫn giữ vai trò quan trọng góp phần vào tăng trưởng KNXK chung. KNXK nhóm hàng này tăng trưởng khoảng 17,6% so với cùng kỳ, trong khi đó nhóm hàng nông sản, thủy sản tăng 12,7% và nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản giảm 3,5%.
Khu vực FDI tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao và đóng góp chủ yếu cho tăng trưởng xuất khẩu. KNXK 5 tháng đầu năm 2014 của cả nước ước đạt 58,5 tỷ USD, tăng thêm 7,8 tỷ USD so với cùng kỳ, trong đó kim ngạch của khu vực FDI (không kể dầu thô) ước đạt 36,39 tỷ USD, tăng khoảng 5,7 tỷ USD (đóng góp khoảng 73% kim ngạch tăng thêm).
Các mặt hàng có kim ngạch lớn và có tốc độ tăng trưởng cao đều do sự đóng góp chủ yếu của các doanh nghiệp FDI gồm: điện thoại các loại và linh kiện, máy vi tính linh kiện và điện tử, giầy dép, hàng dệt may, máy ảnh.
Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu 5 tháng năm 2014 của khu vực FDI là 11,4% cao hơn tốc độ tăng trưởng nhập khẩu chung (9,6%) của cả nước, do các mặt hàng chủ lực của khu vực này chủ yếu là gia công, lắp ráp, phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.
Nhập khẩu của cả nước ước đạt gần 56,9 tỷ USD, tăng 4,97 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước, trong đó nhập khẩu của khu vực FDI đạt gần 32,6 tỷ USD, tăng 3,34 tỷ USD.
Kim ngạch nhập khẩu (KNNK) nhóm hàng cần cho sản xuất, tiêu dùng trong nước cũng như các mặt hàng nhập khẩu phục vụ gia công, xuất khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng trưởng khá, chiếm tỷ trọng 88,6% tổng KNNK. Nhiều nhóm hàng nguyên liệu được đẩy mạnh lượng nhập khẩu khi giá nhập khẩu có xu hướng giảm. Nhóm hàng cần kiểm soát và hạn chế nhập khẩu được kiểm soát tốt.
Tuy nhiên, KNNK một số nhóm hàng như điện thoại di động, ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ cũng có mức tăng khá cao so với cùng kỳ.
Có thể bạn quan tâm

Các loại thịt mà người tiêu dùng sử dụng hằng ngày như bò, heo, gà... đang đều đặn được nhập về Việt Nam, nhiều loại tăng đột biến so với cùng kỳ và dự báo hàng còn về nhiều hơn trong dịp Tết

Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư vừa phối hợp với Trạm Khuyến nông TP Quy Nhơn tổ chức hội thảo mô hình nuôi gà thịt trên nền đệm lót sinh học (ĐLSH). Tham gia mô hình có 5 hộ ở các phường: Nhơn Phú, Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân; mỗi hộ nuôi từ 500 con đến 1.000 con gà, tổng số 3.000 con, với mật độ chuồng 500 con/50 m2.

Ngày 8/11, chương trình hỗ trợ 1.000 con bò cho 1.000 hộ nghèo tỉnh Lâm Đồng được Quỹ Thiện Tâm thuộc Tập đoàn VinGroup chính thức bàn giao tại huyện Đơn Dương trước chứng kiến của đại diện Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng và UBND huyện Đơn Dương, Sở LĐTB&XH… Đây là cú hích đặc biệt ý nghĩa giúp 1.000 hộ nghèo sớm thoát nghèo.

Đề án nuôi bò vỗ béo giảm nghèo nằm trong kế hoạch giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015 và kế hoạch giảm nghèo hàng năm của huyện Phú Tân. Theo hình thức hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo vay vốn không lãi suất để nuôi bò, sau 1 năm triển khai, đề án đã thu về những kết quả đáng mừng.

Theo Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KN-KN) tỉnh, lợn hương có đặc điểm gần giống với lợn Móng Cái, thân ngắn tròn, thịt chắc, lông dài, đuôi nhỏ, mõm thuôn dài, bốn chân nhỏ và chắc, giữa trán có đốm trắng, đầu và gốc lưng đuôi khoang đen đặc trưng. Lợn hương trưởng thành có trọng lượng khoảng 40kg, tối đa đạt 140kg.