Doanh Nghiệp Cần Chủ Động Kiểm Soát Dư Lượng Kháng Sinh Trong Tôm Xuất Khẩu

Các doanh nghiệp xuất khẩu (XK) tôm sang 2 thị trường EU và Nhật Bản cần kiểm soát chặt dư lượng kháng sinh Oxytetracycline trước khi XK để tránh bị trả về.
Tăng số lô hàng bị trả về
Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD - Bộ NNPTNT) cho biết, Cục liên tiếp nhận được cảnh báo của Cơ quan thẩm quyền EU và Nhật Bản về việc phát hiện dư lượng Oxytetracycline vượt mức giới hạn cho phép trong các lô hàng tôm nuôi của Việt Nam XK sang 2 thị trường nói trên.
Với thị trường Nhật Bản, việc áp dụng chế độ kiểm tra Oxytetracycline đối với 100% lô hàng tôm nuôi của Việt Nam được áp dụng từ ngày 14/3/2014. Tính đến nay, đã có thêm 4 lô hàng tôm nuôi của Việt Nam XK sang thị trường này bị cảnh báo chỉ tiêu Oxytetracycline. Như vậy, tổng số lô hàng tôm nuôi và sản phẩm từ tôm nuôi bị cảnh báo ở thị trường Nhật Bản lên 6 lô hàng (mức giới hạn tối đa cho phép đối với Oxytetracycline được Nhật Bản áp dụng là 0,2ppm).
Còn tại thị trường EU, NAFIQAD cho biết từ đầu năm 2014 đến nay các cơ quan chức năng của thị trường này đã cảnh báo 5 lô hàng tôm nhập khẩu từ Việt Nam. Con số này gấp 2,5 lần tổng số lô hàng thủy sản nuôi XK của Việt Nam bị cảnh báo ở thị trường này trong cả năm 2013 (2 lô) (mức giới hạn tối đa cho phép đối với Oxytetracycline được EU áp dụng tương đương với Việt Nam là 0,1ppm).
Mặc dù Oxytetracycline là kháng sinh được phép sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản, nhưng việc tôm nuôi của Việt Nam bị cảnh báo Oxytetracycline ở cả hai thị trường XK lớn của Việt Nam (Nhật Bản và EU) cho thấy có tình trạng chưa tuân thủ chặt việc ngừng sử dụng thuốc trước khi thu hoạch theo quy định.
Cơ sở cần chủ động kiểm soát Oxytetracycline
Để kiểm soát chặt chẽ dư lượng Oxytetracycline đối với lô hàng tôm nuôi của Việt Nam XK, NAFIQAD đã có nhiều văn bản gửi các đơn vị đề nghị triển khai các biện pháp kiểm soát.
Cụ thể, NAFIQAD yêu cầu các cơ sở chế biến kiểm soát chặt chẽ dư lượng Oxytetracycline trong các lô hàng tôm XK.
Đề nghị các địa phương chỉ đạo các cơ quan quản lý nuôi trồng thuỷ sản và thú y thuỷ sản thuộc các Sở NNPTNT phổ biến tình trạng cảnh báo Oxytetracycline trong các lô hàng tôm XK. Cùng với đó cần hướng dẫn cơ sở nuôi thuỷ sản sử dụng đúng cách các hoá chất, kháng sinh trong nuôi thuỷ sản và tuân thủ nghiêm ngặt thời gian ngừng sử dụng thuốc. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm.
Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng NAFIQAD cho biết, đối với các cơ sở có lô hàng bị cảnh báo, NAFIQAD đã có văn bản gửi từng cơ sở yêu cầu điều tra nguyên nhân lô hàng bị cảnh báo. Cùng với đó, thiết lập và thực hiện các hành động khắc phục phù hợp; tổ chức tự thẩm tra hiệu quả của các hành động khắc phục đã thực hiện và lập báo cáo giải trình và áp dụng chế độ kiểm tra tăng cường chỉ tiêu Oxytetracycline đối với từng lô hàng tôm nuôi XK của các cơ sở này.
NAFIQAD cũng gửi văn bản đề nghị VASEP thường xuyên cập nhật và phổ biến đến các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm thuỷ sản XK vào Nhật Bản về tình trạng lô hàng tôm nuôi bị cảnh báo về chỉ tiêu Oxytetracycline vượt mức giới hạn tối đa cho phép. NAFIQAD đề nghị VASEP tiếp tục vận động các doanh nghiệp hội viên thực hiện nghiêm túc các hoạt động nhằm kiểm soát Oxytetracycline trong quá trình sản xuất tôm nuôi XK theo các văn bản hướng dẫn của Cục.
Ngày 16/4/2014, NAFIQAD đã có công thư gửi Cục An toàn thực phẩm (thuộc Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản) trao đổi với cơ quan này về tình hình các lô hàng tôm nuôi của Việt Nam bị cảnh báo tại Nhật Bản. NAFIQAD đã thông báo các biện pháp Việt Nam đã và đang thực hiện để kiểm soát dư lượng Oxytetracycline trong các lô hàng thủy sản nuôi XK sang Nhật Bản.
Có thể bạn quan tâm

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu cà phê tháng đầu năm 2015 ước đạt 100 nghìn tấn, với giá trị khoảng 202 triệu USD, giảm 28,9% về lượng và giảm 23,6% về giá trị so cùng kỳ năm 2014.

Tại chợ Đầu mối Hòa Cường, những ngày gần đây, lượng hàng hóa về chợ rất dồi dào, tuy sức mua chưa “căng” như những ngày Tết nhưng tiểu thương vẫn nhập hàng để sẵn. Lượng hàng ước tính tăng gấp đôi, gấp ba lần so với ngày thường. Theo những người lấy hàng bán lẻ, cứ nhìn vào số xe vận chuyển là biết ngay cung đang dôi hơn cầu.

Như vậy, về lý thuyết mà nói thì “tuổi đời” của mắc ca Việt Nam không vượt quá 20 năm. Tuy nhiên, mới đây, chúng tôi thực sự bất ngờ khi tận mắt nhìn thấy một cây mắc ca đại thụ duy nhất khá “hiên ngang” đứng trong khuôn viên dãy biệt thự Cadasa resort trên đường Trần Hưng Đạo, Đà Lạt (bên hông biệt thự số 26).

Ông Trần Minh Hùng, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Kon Plông cho biết: Các loại hoa như hoa lan, đồng tiền, hoa hồng, hoa tuy-lip, hoa li-ly... được trồng tại Măng Đen bước đầu đã được thị trường chấp nhận tiêu thụ với thương hiệu "Hoa Măng Đen" trên bao bì.

14 năm giữ vị trí số 1 thế giới về sản xuất và xuất khẩu, hạt tiêu đang dần khẳng định vị thế một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Năm 2014, lần đầu tiên giá trị xuất khẩu mặt hàng này bước vào câu lạc bộ “tỷ đô”, đóng góp chung cho thành tích xuất khẩu cả nước.