Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Doanh Nghiệp Bội Tín, Hàng Nghìn Hộ Dân Trồng Ớt Điêu Đứng

Doanh Nghiệp Bội Tín, Hàng Nghìn Hộ Dân Trồng Ớt Điêu Đứng
Ngày đăng: 23/06/2014

Doanh nghiệp “bội tín”, không chịu thu mua ớt đã khiến nhiều nông dân huyện Phong Điền, tỉnh TT-Huế rơi vào cảnh lo lắng, thấp thỏm đi tìm đầu ra cho sản phẩm.

Theo UBND xã Phong Hiền, chương trình trồng ớt cao sản xuất khẩu được triển khai vào tháng 1/2014, do Công ty Tân Phú Quang có địa chỉ tại Quảng Nam trực tiếp về vận động người dân trồng, có hợp đồng bao tiêu sản phẩm với giá 6.200 đồng/kg.

Công ty cũng đã tạm ứng cho bà con nông dân tiền mua giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc. Tin lời doanh nghiệp, bà con đã trồng ớt đại trà trên diện rộng. Nhưng khi ớt đã chín đỏ ngoài đồng thì chẳng thấy doanh nghiệp đâu.

Ông Trần Đức Thiện, Phó Chủ tịch UBND xã Phong Hiền, Phong Điền, TT-Huế cho biết: “Xã đã chuyển đổi trồng 7 ha ớt. Phía công ty Tân Phú Quang cũng đã cam kết bao tiêu sản phẩm cho người dân với giá 6.200 đồng/kg. Nhưng do phía đối tác của công ty Tân Phú Quang bị biến động thị trường nên không thể thu mua”.

Thực trạng này cũng diễn ra tại một số địa phương khác của huyện Phong Điền, tỉnh TT-Huế như: Phong Chương, Điền Hương, Điền Lộc... Hiện trên địa bàn toàn huyện có khoảng 20 ha ớt cao sản đang trong tình trạng không có đầu ra. Nguyên nhân khiến công ty không thu mua ớt cho bà con là do phía thương lái Trung Quốc không thu mua ớt cao sản nữa, bên cạnh đó, hiện tại nhiều địa phương khác cũng đang thu hoạch ớt khiến mặt hàng này bị ứ đọng.

Ông Nguyễn Văn Quang, Phó Trưởng phòng NN&PTNN huyện Phong Điền cho biết: “Doanh nghiệp đưa ra hai giải pháp đó là thu mua ớt với mức giá mới chỉ 4.000 đồng/kg; hoặc sẽ hỗ trợ cho người dân 500.000 đồng/sào ớt”.

Ớt là một trong những cây hoa màu mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân. Đặc biệt, cây ớt có khả năng chịu hạn khá tốt, rất phù hợp với một địa phương thường xuyên bị khô hạn như tỉnh TT-Huế. Chính vì vậy trong thời gian tới, bà con vẫn tiếp tục chọn cây ớt để gieo trồng, dù biết đầu ra cho sản phẩm khá bấp bênh.

Việc công ty "bội tín", không thu mua ớt cho bà con nông dân không những gây thiệt hại kinh tế cho bà con, mà còn làm mất niềm tin của người dân địa phương dành cho doanh nghiệp.


Có thể bạn quan tâm

Xây Dựng Vùng Chuyên Canh Rau Rộng 550 Ha Theo Tiêu Chuẩn VietGAP Xây Dựng Vùng Chuyên Canh Rau Rộng 550 Ha Theo Tiêu Chuẩn VietGAP

Nhằm phát huy hiệu quả chương trình trồng rau an toàn, tiến tới quản lý chất lượng nông sản ngay từ khâu sản xuất, Tiền Giang đầu tư hơn 6 tỉ đồng phát triển vùng chuyên canh rau theo tiêu chuẩn VietGAP với quy mô 550 ha tại 4 huyện Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công Đông và thị xã Gò Công. Trong đó, huyện Châu Thành trồng 300 ha, Chợ Gạo 100 ha, Gò Công Đông 50 ha và thị xã Gò Công 100 ha. Dự án được triển khai từ tháng 6-2013 đến năm 2018.

13/06/2013
Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Cá Nước Ngọt Tổng Hợp Ở Đức Hạnh (Bình Thuận) Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Cá Nước Ngọt Tổng Hợp Ở Đức Hạnh (Bình Thuận)

Những ngày này về vùng đất xã Đức Hạnh (Đức Linh - Bình Thuận), chúng tôi nghe nói nhiều về câu chuyện của gia đình ông Nguyễn Diệu, ở thôn 1. Bởi ông là một trong những gia đình đang phát triển mô hình nuôi cá nước ngọt tổng hợp khá hiệu quả trên địa bàn xã. Chính mô hình này đã giúp ông có cuộc sống ổn định, quan trọng hơn mô hình này đã minh chứng cho cách thức sản xuất tương đối mới, trong khi điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn.

06/03/2013
Kinh Nghiệm Từ Những Mô Hình Nuôi Tôm Có Hiệu Quả Kinh Nghiệm Từ Những Mô Hình Nuôi Tôm Có Hiệu Quả

Khi tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi vẫn còn diễn biến phức tạp, tác nhân gây bệnh tôm vẫn chưa được xác định, thì ngay tại những vùng nuôi tôm trong tỉnh Sóc Trăng, vẫn có những mô hình nuôi tôm rất thành công, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thành công này là những bài học kinh nghiệm quý báu, là chỗ dựa của người nuôi tôm thêm vững tin bước vào vụ nuôi 2013.

08/03/2013
Cánh Đồng Vàng Bình Phước Xuân (An Giang) Cánh Đồng Vàng Bình Phước Xuân (An Giang)

Giai đoạn 2009-2012, xã Bình Phước Xuân (Chợ Mới - An Giang) chuyển đổi 177 héc-ta đất lúa sang trồng rau màu và lập vườn cây ăn trái, đưa chỉ số diện tích rau màu tăng gấp đôi và giá trị sử dụng vòng quay của đất lên 4,13 lần/năm, góp phần đảm bảo thu nhập bình quân đạt trên 45 triệu đồng/người/năm.

13/06/2013
Quy Hoạch, Nâng Cấp Cơ Sở Vùng Nuôi Tôm Ở Quảng Bình Quy Hoạch, Nâng Cấp Cơ Sở Vùng Nuôi Tôm Ở Quảng Bình

Năm 2012, sản xuất nuôi trồng thủy sản gặp nhiều khó khăn, nhất là nuôi tôm nước lợ, làm ảnh hưởng đến thu nhập và hiệu quả kinh tế của người nuôi. Tổng diện tích thả nuôi toàn tỉnh là 5.052 ha đạt 98% so KH (riêng diện tích nuôi mặn lợ 1.532 ha); sản lượng nuôi thủy sản đạt 9.510 tấn (nuôi mặn lợ sản lượng 4.300 tấn).

11/03/2013