Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Doanh Nghiệp Bội Tín, Hàng Nghìn Hộ Dân Trồng Ớt Điêu Đứng

Doanh Nghiệp Bội Tín, Hàng Nghìn Hộ Dân Trồng Ớt Điêu Đứng
Ngày đăng: 23/06/2014

Doanh nghiệp “bội tín”, không chịu thu mua ớt đã khiến nhiều nông dân huyện Phong Điền, tỉnh TT-Huế rơi vào cảnh lo lắng, thấp thỏm đi tìm đầu ra cho sản phẩm.

Theo UBND xã Phong Hiền, chương trình trồng ớt cao sản xuất khẩu được triển khai vào tháng 1/2014, do Công ty Tân Phú Quang có địa chỉ tại Quảng Nam trực tiếp về vận động người dân trồng, có hợp đồng bao tiêu sản phẩm với giá 6.200 đồng/kg.

Công ty cũng đã tạm ứng cho bà con nông dân tiền mua giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc. Tin lời doanh nghiệp, bà con đã trồng ớt đại trà trên diện rộng. Nhưng khi ớt đã chín đỏ ngoài đồng thì chẳng thấy doanh nghiệp đâu.

Ông Trần Đức Thiện, Phó Chủ tịch UBND xã Phong Hiền, Phong Điền, TT-Huế cho biết: “Xã đã chuyển đổi trồng 7 ha ớt. Phía công ty Tân Phú Quang cũng đã cam kết bao tiêu sản phẩm cho người dân với giá 6.200 đồng/kg. Nhưng do phía đối tác của công ty Tân Phú Quang bị biến động thị trường nên không thể thu mua”.

Thực trạng này cũng diễn ra tại một số địa phương khác của huyện Phong Điền, tỉnh TT-Huế như: Phong Chương, Điền Hương, Điền Lộc... Hiện trên địa bàn toàn huyện có khoảng 20 ha ớt cao sản đang trong tình trạng không có đầu ra. Nguyên nhân khiến công ty không thu mua ớt cho bà con là do phía thương lái Trung Quốc không thu mua ớt cao sản nữa, bên cạnh đó, hiện tại nhiều địa phương khác cũng đang thu hoạch ớt khiến mặt hàng này bị ứ đọng.

Ông Nguyễn Văn Quang, Phó Trưởng phòng NN&PTNN huyện Phong Điền cho biết: “Doanh nghiệp đưa ra hai giải pháp đó là thu mua ớt với mức giá mới chỉ 4.000 đồng/kg; hoặc sẽ hỗ trợ cho người dân 500.000 đồng/sào ớt”.

Ớt là một trong những cây hoa màu mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân. Đặc biệt, cây ớt có khả năng chịu hạn khá tốt, rất phù hợp với một địa phương thường xuyên bị khô hạn như tỉnh TT-Huế. Chính vì vậy trong thời gian tới, bà con vẫn tiếp tục chọn cây ớt để gieo trồng, dù biết đầu ra cho sản phẩm khá bấp bênh.

Việc công ty "bội tín", không thu mua ớt cho bà con nông dân không những gây thiệt hại kinh tế cho bà con, mà còn làm mất niềm tin của người dân địa phương dành cho doanh nghiệp.


Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ vườn cây xen canh Thu nhập cao từ vườn cây xen canh

Những năm qua, nhờ chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp nên kinh tế nhiều hộ nông dân ở huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước trở nên khá hơn.

28/11/2015
Tiết kiệm điện trong sản xuất thanh long Tiết kiệm điện trong sản xuất thanh long

Sản xuất thanh long đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn của tỉnh Bình Thuận; là mặt hàng xuất khẩu chiến lược của trái cây Bình Thuận.

28/11/2015
Tranh thủ mùa khô diệt mầm bệnh đốm nâu Tranh thủ mùa khô diệt mầm bệnh đốm nâu

Với sự vào cuộc quyết liệt từ UBND tỉnh Bình Thuận đến các ngành, đoàn thể và chính quyền các địa phương, đến giữa tháng 11 toàn tỉnh chỉ còn 5.359 ha thanh long nhiễm bệnh đốm nâu.

28/11/2015
Trồng lan trên ao nuôi cá, lãi trăm triệu đồng mỗi năm Trồng lan trên ao nuôi cá, lãi trăm triệu đồng mỗi năm

Với diện tích mặt bằng chưa đầy 100m2, ông Trương Ngọc Xuân, tổ dân phố số 4, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) vẫn có lãi hơn 200 triệu đồng/năm từ trồng hoa lan. Điều thú vị là vị trí của vườn lan trồng trên ao nuôi cá.

28/11/2015
Trồng chanh không hạt thu bộn tiền Trồng chanh không hạt thu bộn tiền

Huyện Bến Lức (Long An) một thời nổi danh với cây dứa. Những năm gần đây, người dân nơi đây chuyển sang trồng chanh không hạt và ngày càng SX hiệu quả, chất lượng.

28/11/2015