Doanh nghiệp Belarus muốn nhập khẩu lạc, điều Việt Nam

Theo Đại sứ Belarus tại Việt Nam Sadokho Valery, Việt Nam – Belarus có quan hệ chính trị rất tốt đẹp. Song quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư còn chưa tương xứng.
Đại sứ cho biết, Belarus có thế mạnh trong lĩnh vực công nghiệp, cầu đường, hóa chất, ôtô, hóa dầu và công nghệ cao…Tuy nhiên, hàng hóa Belarus chưa hiện diện nhiều tại Việt Nam. Trong khi đó, Belarus nhập khẩu nhiều mặt hàng của Việt Nam như chè, gạo, cà phê, hải sản… Bởi vậy, đây sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp hai bên gặp gỡ, trao đổi và tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh, góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia.
Ông Nguyễn Vũ Kiên- Phó Trưởng ban Quan hệ quốc tế, VCCI khẳng định, doanh nghiệp Belarus có tiềm năng lớn để hợp tác và xuất khẩu các sản phẩm bánh kẹo, chocolate, rượu bia… sang Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam cũng có thể tìm kiếm hợp tác, mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm truyền thống như nông sản, giày dép, thủy sản
Tại diễn đàn, đại diện các doanh nghiệp Belarus hoạt động trong ngành sản xuất bánh kẹo, chocolate và rượu bia như: Công ty cổ phần Communarka, Công ty CP Nhà máy rượu Minsk, Công ty CP Nhà máy rượu và đồ uống có cồn Pridvinhe-Vitebsk, Công ty liên doanh Spartak… đã giới thiệu về các sản phẩm của mình tới các doanh nghiệp Việt Nam.
Trong đó, hai doanh nghiệp Communarka và Spartak, ngoài việc muốn xuất khẩu kẹo, chocolate sang Việt Nam, còn mong tìm được đối tác để nhập khẩu lạc, điều, cà phê, ca cao từ Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm

Lâu lắm tôi mới có dịp trở lại hồ Dầu Tiếng, hồ nhân tạo lớn nhất và đẹp khu vực Đông Nam Á.

Tập đoàn Seafarms của Australia đang xây dựng trại nuôi tôm sú lớn nhất thế giới. Trại nuôi thuộc dự án Sea Dragon với mục tiêu sản xuất 100.000 tấn tôm từ 10.000 ha ao nuôi nước mặn.

Ông Võ Văn Ðặng (ấp 3, xã Khánh Tiến, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau) hành nghề câu mực gần 20 năm. Sau khi lập gia đình riêng, ông đầu tư một chiếc ghe công suất 30 CV để đánh bắt.

Nuôi tôm áp dụng VietGAP là một trong những biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm và có khả năng truy xuất nguồn gốc, giảm thiểu tác động đến môi trường sinh thái, quản lý tốt sức khỏe động vật thủy sản và thực hiện được các trách nhiệm về phúc lợi xã hội và an toàn cho người lao động.

Khánh Hòa được xem là “thủ phủ” nghề nuôi tôm hùm của cả nước khi bình quân hàng năm, tỉnh này thả nuôi trên 23.300 lồng tôm hùm, chiếm đến trên 40% tổng số lồng nuôi tôm hùm toàn quốc.