Doanh nghiệp Belarus muốn nhập khẩu lạc, điều Việt Nam

Theo Đại sứ Belarus tại Việt Nam Sadokho Valery, Việt Nam – Belarus có quan hệ chính trị rất tốt đẹp. Song quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư còn chưa tương xứng.
Đại sứ cho biết, Belarus có thế mạnh trong lĩnh vực công nghiệp, cầu đường, hóa chất, ôtô, hóa dầu và công nghệ cao…Tuy nhiên, hàng hóa Belarus chưa hiện diện nhiều tại Việt Nam. Trong khi đó, Belarus nhập khẩu nhiều mặt hàng của Việt Nam như chè, gạo, cà phê, hải sản… Bởi vậy, đây sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp hai bên gặp gỡ, trao đổi và tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh, góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia.
Ông Nguyễn Vũ Kiên- Phó Trưởng ban Quan hệ quốc tế, VCCI khẳng định, doanh nghiệp Belarus có tiềm năng lớn để hợp tác và xuất khẩu các sản phẩm bánh kẹo, chocolate, rượu bia… sang Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam cũng có thể tìm kiếm hợp tác, mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm truyền thống như nông sản, giày dép, thủy sản
Tại diễn đàn, đại diện các doanh nghiệp Belarus hoạt động trong ngành sản xuất bánh kẹo, chocolate và rượu bia như: Công ty cổ phần Communarka, Công ty CP Nhà máy rượu Minsk, Công ty CP Nhà máy rượu và đồ uống có cồn Pridvinhe-Vitebsk, Công ty liên doanh Spartak… đã giới thiệu về các sản phẩm của mình tới các doanh nghiệp Việt Nam.
Trong đó, hai doanh nghiệp Communarka và Spartak, ngoài việc muốn xuất khẩu kẹo, chocolate sang Việt Nam, còn mong tìm được đối tác để nhập khẩu lạc, điều, cà phê, ca cao từ Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Văn Út, nông dân ở thôn Hòa Đại, xã Cát Hiệp (huyện Phù Cát), canh tác 5 sào mì, ngao ngán: Vụ mì năm ngoái, giá mì tươi tăng liên tục, vào chính vụ thương lái mua tại ruộng lên đến 1.800đ/kg, thu hoạch đến đâu thương lái đến tận ruộng mua ngay đến đó. Còn vụ này, giá mì tươi giảm mạnh, đầu vụ giá từ 1.400 - 1.500đ/kg, còn bây giờ rớt xuống 1.200 - 1.300đ/kg. Với mức giá này, nông dân trồng mì chỉ từ huề vốn đến thua lỗ chứ không có lãi.

Từ những nghiên cứu, ứng dụng các TBKHKT đến trồng thực nghiệm để tìm ra những giống mới năng suất, chất lượng, qua đó, giới thiệu các giống mới đến với nông dân, giúp họ có thêm nhiều mùa vàng bội thu, góp phần nâng cao giá trị kinh tế và thu nhập cho gia đình và địa phương.

Để nông dân làm quen dần với việc SX và ngày càng có nhiều sản phẩm rau an toàn, Trung tâm Hành động vì sự phát triển đô thị, hỗ trợ xã Cẩm Thanh, TP Hội An (Quảng Nam) triển khai dự án xây dựng mô hình nhóm nông dân SX rau hữu cơ, với diện tích 6.300 m2. Sau một thời gian đã đem lại hiệu quả rõ rệt....

Năm 2014, huyện Mường Khương có kế hoạch trồng mới 218 ha chè tập trung, trong đó chè Ô long là 30 ha. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tích cực phối hợp với UBND các xã tổ chức rà soát quỹ đất, xây dựng kế hoạch trồng chè theo khung thời vụ.

Ông Võ Hồng Quốc, ở ấp Phú Trí A, xã Phú Tân, huyện Châu Thành là người đầu tiên thực hiện trồng 300 gốc đào tiên, dự kiến tết này tung ra thị trường khoảng 1.500 trái đào tiên hồ lô với giá bán từ 500.000 -700.000đ/trái. Theo vị chủ nhân này, vườn của ông trồng bưởi hồ lô và kết hợp trồng xen với đào tiên.