Đoàn Viên Làm Giàu Từ Nấm

Bà Đào Thị Hằng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty Cổ phần Công trình giao thông Điện Biên, cho biết: Năm 2012, mặc dù ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, địa phương thực hiện giảm đầu tư công theo chỉ đạo của Chính phủ, công trình chậm thanh toán, lãi suất ngân hàng cao… nhưng Công ty có doanh thu 70 tỷ đồng (đạt 100% kế hoạch). Công ty đã nộp ngân sách Nhà nước 4,5 tỷ đồng, đảm bảo việc làm và thu nhập cho hàng trăm lao động (bình quân 4,1 triệu đồng/người/tháng).
Có được kết quả đó, là do Công ty đã có những giải pháp linh hoạt đồng bộ trong quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ: Dùng vốn tự có của doanh nghiệp và vốn huy động từ nguồn khác mua sắm phương tiện, máy móc hiện đại đáp ứng yêu cầu thi công các công trình đòi hỏi kỹ thuật, chất lượng và tiến độ. Coi trọng phương pháp thi công bằng cơ giới, lấy các tổ đội cơ giới làm nòng cốt, chủ đạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể, năm 2011 Công ty đầu tư trên 3 tỷ đồng mua máy thảm bê tông nhựa, máy thay thế cho hàng chục lao động thủ công, đảm bảo kỹ thuật và an toàn lao động.
Năm 2012, đầu tư trên 5 tỷ đồng mua phương tiện, máy móc và xây dựng trạm trộn bê tông nhựa nóng tại xã Pa Tần (huyện Mường Nhé) với công suất 80 tấn/giờ phục vụ thi công tuyến đường Si Pa Phìn - Mường Nhé mà đơn vị trúng thầu, đồng thời cung cấp vật liệu cho đơn vị bạn. Mặt khác, Công ty chú trọng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý, kỹ thuật, công nhân.
Nếu như hơn 10 năm trước Công ty chỉ có 2 cán bộ trình độ đại học, 9 cán bộ có bằng trung cấp chuyên ngành thì hiện nay Công ty có 22 cán bộ có bằng đại học, 21 cán bộ có bằng cao đẳng và trung cấp, một số cán bộ đang theo học đại học tại chức, đội ngũ công nhân có tay nghề cao. Để có được nguồn nhân lực chất lượng cao Công ty có chế độ đãi ngộ thu hút cán bộ trẻ có trình độ năng lực và chuyên môn đến làm việc và quan tâm tạo điều kiện cho cán bộ, công nhân, người lao động được đi học các trường, cơ sở đào tạo của Nhà nước.
Bên cạnh đó, Công ty phát động phong trào cải tiến, sáng kiến kỹ thuật, quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu, vật tư, điều động bố trí phương tiện máy móc di chuyển hợp lý, thực hành tiết kiệm… trong sản xuất kinh doanh. Cán bộ, công nhân đăng ký các đề tài lao động sáng tạo để nâng cao hiệu quả chất lượng công việc.
Đề tài “Năng động, sáng tạo trong quản lý, điều hành sản xuất” làm lợi cho đơn vị 620 triệu đồng; đề tài “Tổ chức quản lý kỹ thuật, đảm bảo chất lượng công trình” làm lợi cho doanh nghiệp 300 triệu đồng. Chăm lo đời sống và điều kiện làm việc cho người lao động: đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động, trợ cấp cho gia đình công nhân khó khăn, cấp máy phát điện, ti vi, đầu video, ăng ten thu sóng truyền hình cho những tổ, đội sản xuất ở vùng sâu, vùng xa…
Tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp tích cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh đã giúp Công ty luôn hoàn thành đúng tiến độ và chất lượng công trình, nhờ đó đã trúng thầu nhiều công trình giao thông trọng điểm trên địa bàn 2 tỉnh Điện Biên và Lai Châu, doanh thu năm sau cao hơn năm trước. Nhiều năm liên tục, Công ty được UBND tỉnh, các bộ, ngành Trung ương tặng Bằng khen, Cờ đơn vị thi đua xuất sắc.
Có thể bạn quan tâm

Đó là nhận định của các cơ sở chế biến, sản xuất khô cá lóc ở huyện Chợ Mới (An Giang). Chị Kim Huê, chủ cơ sở sản xuất khô cá lóc Kim Huê (thị trấn Chợ Mới), cho biết: Khoảng nửa năm nay, cơ sở tiêu thụ bình quân 300 - 400kg khô/ngày, chỉ bằng 1/2 trước đây.

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong năm 2014 của Khánh Hòa đạt 466 triệu USD, vượt 0,2% so với kế hoạch và tăng 0,4 % so với năm 2013. Như vậy, dù bị tác động của nhiều yếu tố khó khăn, bất lợi từ suy thoái kinh tế thế giới nhưng xuất khẩu thuỷ sản của Khánh Hòa vẫn hoàn thành kế hoạch tăng trưởng đã đặt ra.

Sáng sớm tinh mơ, tại cảng cá Tịnh Kỳ, nhiều tàu đánh bắt cá cơm tấp nập vào bến bán cá. Cá vừa được ngư dân bủa lưới trong đêm nên rất tươi ngon. Chuyện thỏa thuận giá cả giữa thương lái với chủ tàu cũng diễn ra suôn sẻ. Chủ tàu Trần Tấn Thành, ngụ thôn An Vĩnh cho biết: “Năm nay cá cơm tương đối nhiều.

Mặc dù không nằm trong vùng quy hoạch của tỉnh Cà Mau, nhưng thời gian qua diện tích nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện Thới Bình phát triển nhanh cả về quy mô và diện tích. Huyện Thới Bình đã trình UBND tỉnh đưa nuôi tôm công nghiệp vào quy hoạch để thuận lợi trong quản lý và phát triển.

Vào ngày cuối cùng của năm, 31/12/2014, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 101/NQ-CP thống nhất chưa thực hiện các quy định tại điểm b và điểm c Khoản 3 Điều 6 của Nghị định số 36/2014/NĐ-CP (NĐ 36) với sản phẩm cá tra philê XK là: phải đảm bảo hàm lượng nước tối đa không được vượt quá 83% so với khối lượng tịnh và tỷ lệ nước mạ băng trên trọng lượng tổng phải phù hợp với quy định của nước nhập khẩu, các trường hợp khác tỷ lệ mạ băng không được vượt quá 10% đến hết ngày 31/12/2015.