Đoàn Viên Làm Giàu Từ Nấm

Bà Đào Thị Hằng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty Cổ phần Công trình giao thông Điện Biên, cho biết: Năm 2012, mặc dù ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, địa phương thực hiện giảm đầu tư công theo chỉ đạo của Chính phủ, công trình chậm thanh toán, lãi suất ngân hàng cao… nhưng Công ty có doanh thu 70 tỷ đồng (đạt 100% kế hoạch). Công ty đã nộp ngân sách Nhà nước 4,5 tỷ đồng, đảm bảo việc làm và thu nhập cho hàng trăm lao động (bình quân 4,1 triệu đồng/người/tháng).
Có được kết quả đó, là do Công ty đã có những giải pháp linh hoạt đồng bộ trong quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ: Dùng vốn tự có của doanh nghiệp và vốn huy động từ nguồn khác mua sắm phương tiện, máy móc hiện đại đáp ứng yêu cầu thi công các công trình đòi hỏi kỹ thuật, chất lượng và tiến độ. Coi trọng phương pháp thi công bằng cơ giới, lấy các tổ đội cơ giới làm nòng cốt, chủ đạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể, năm 2011 Công ty đầu tư trên 3 tỷ đồng mua máy thảm bê tông nhựa, máy thay thế cho hàng chục lao động thủ công, đảm bảo kỹ thuật và an toàn lao động.
Năm 2012, đầu tư trên 5 tỷ đồng mua phương tiện, máy móc và xây dựng trạm trộn bê tông nhựa nóng tại xã Pa Tần (huyện Mường Nhé) với công suất 80 tấn/giờ phục vụ thi công tuyến đường Si Pa Phìn - Mường Nhé mà đơn vị trúng thầu, đồng thời cung cấp vật liệu cho đơn vị bạn. Mặt khác, Công ty chú trọng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý, kỹ thuật, công nhân.
Nếu như hơn 10 năm trước Công ty chỉ có 2 cán bộ trình độ đại học, 9 cán bộ có bằng trung cấp chuyên ngành thì hiện nay Công ty có 22 cán bộ có bằng đại học, 21 cán bộ có bằng cao đẳng và trung cấp, một số cán bộ đang theo học đại học tại chức, đội ngũ công nhân có tay nghề cao. Để có được nguồn nhân lực chất lượng cao Công ty có chế độ đãi ngộ thu hút cán bộ trẻ có trình độ năng lực và chuyên môn đến làm việc và quan tâm tạo điều kiện cho cán bộ, công nhân, người lao động được đi học các trường, cơ sở đào tạo của Nhà nước.
Bên cạnh đó, Công ty phát động phong trào cải tiến, sáng kiến kỹ thuật, quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu, vật tư, điều động bố trí phương tiện máy móc di chuyển hợp lý, thực hành tiết kiệm… trong sản xuất kinh doanh. Cán bộ, công nhân đăng ký các đề tài lao động sáng tạo để nâng cao hiệu quả chất lượng công việc.
Đề tài “Năng động, sáng tạo trong quản lý, điều hành sản xuất” làm lợi cho đơn vị 620 triệu đồng; đề tài “Tổ chức quản lý kỹ thuật, đảm bảo chất lượng công trình” làm lợi cho doanh nghiệp 300 triệu đồng. Chăm lo đời sống và điều kiện làm việc cho người lao động: đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động, trợ cấp cho gia đình công nhân khó khăn, cấp máy phát điện, ti vi, đầu video, ăng ten thu sóng truyền hình cho những tổ, đội sản xuất ở vùng sâu, vùng xa…
Tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp tích cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh đã giúp Công ty luôn hoàn thành đúng tiến độ và chất lượng công trình, nhờ đó đã trúng thầu nhiều công trình giao thông trọng điểm trên địa bàn 2 tỉnh Điện Biên và Lai Châu, doanh thu năm sau cao hơn năm trước. Nhiều năm liên tục, Công ty được UBND tỉnh, các bộ, ngành Trung ương tặng Bằng khen, Cờ đơn vị thi đua xuất sắc.
Có thể bạn quan tâm

Sau hơn mười năm phát triển ở vùng đất cù lao Tân Thuận Đông, TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp), nhãn Idor (còn gọi là nhãn Thái) từng bước khẳng định vị thế là cây trồng đầy tiềm năng ở xứ cồn. Nhờ trồng nhãn Idor mà nhiều gia đình thoát được cảnh nghèo túng, phất lên làm giàu.

Trong sản xuất nông nghiệp, giống luôn đóng vai trò hết sức quan trọng, quyết định đến năng suất và chất lượng. Còn trong nuôi thuỷ sản, con giống lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn, góp phần không nhỏ vào sự thành công hay thất bại của vụ nuôi.

Bước vào vụ cá nam năm nay (từ tháng 4 - 10/2014), cùng với chính sách hỗ trợ của Nhà nước, ngư dân trên địa bàn tỉnh đã chú trọng đầu tư phương tiện vươn khơi đánh bắt, hứa hẹn đem lại vụ mùa bội thu.

Được biết, trong khoảng 3 tháng trước đây, mực khô bị giảm giá đột biến khoảng 150 ngàn đồng/kg, gây rất nhiều khó khăn cho bà con ngư dân khi đánh bắt vì thu không bù nổi chi phí (doanh thu bán mực chiếm 70% tổng doanh số đánh bắt của chuyến biển), nhiều tàu ghe lỗ tổn do giá mực giảm phải nằm bờ.

Những năm qua, việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp trong tỉnh Bắc Ninh có bước phát triển nhanh, đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Trong lĩnh vực chăn nuôi, nhiều cơ sở sản xuất giống, chế biến, các trang trại từng bước đưa công nghệ cao vào sản xuất, góp phần giải phóng sức lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm.