Đoàn Tàu Ra Khơi Khai Thác Thủy Sản Đầu Năm

Sau những ngày cập bến vui Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015, từ ngày 22 đến 24-2-2015 (mùng 4 đến mùng 6 tháng Giêng), đoàn tàu khai thác thủy sản của huyện Bình Đại và Ba Tri (Bến Tre) lần lượt ra khơi đánh bắt thủy sản đầu năm.
Theo bà con ngư dân xã Bình Thắng (Bình Đại), trong những ngày đầu năm, thời tiết thường thuận lợi, cá tôm sinh sản nhiều nên hầu hết tàu khai thác đều tranh thủ ra khơi bám biển để mang về những mẻ lưới đầy tôm, cá, mở đầu cho một năm khai thác mới.
Huyện Bình Đại hiện có 1.208 tàu khai thác thủy sản, trong đó có 548 tàu đánh bắt xa bờ. Năm 2014, đã khai thác đạt 70 ngàn tấn thủy hải sản, đạt 140% so với kế hoạch.
Để tạo điều kiện cho các tàu ra khơi đánh bắt được thuận lợi, Trạm Kiểm soát biên phòng Bình Thắng tổ chức trực 24/24 giờ để kiểm soát các phương tiện cũng như giải quyết nhanh chóng các thủ tục hành chính.
Cùng lúc này, cán bộ, nhân viên Cảng cá huyện Ba Tri khẩn trương thực hiện nhiều mặt công tác để đáp ứng nhu cầu phục vụ ngành khai thác thủy sản.
Công tác đảm bảo an toàn kỹ thuật được tập trung, bộ phận an ninh được tăng cường nhằm đảm bảo an ninh trật tự trên cảng và an toàn về tài sản cho ngư dân. Toàn huyện hiện có 1.599 tàu khai thác thủy hải sản, trong đó có 1.211 tàu đánh bắt xa bờ. Huyện khai thác khoảng 100 ngàn tấn thủy sản các loại/năm.
Nhiều năm nay, ngành khai thác phát triển mạnh đã giúp huyện phát triển nhiều ngành nghề, dịch vụ hậu cần khai thác như: đan lưới, chế biến đông lạnh, làm khô, sản xuất nước đá… góp phần quan trọng vào công tác giải quyết việc làm, giảm nghèo, an sinh xã hội của huyện.
Có thể bạn quan tâm

Nhờ nguồn giống chất lượng cao, nước tưới dồi dào, chú trọng đầu tư thâm canh nên 3 tháng nay 7 sào lúa hè thu trên cánh đồng Cồn Mồ của anh Tám Duy Vinh ở huyện Duy Xuyên sinh trưởng và phát triển rất tốt.

Những năm gần đây, nhiều hộ nông dân ở tỉnh Đồng Tháp nhờ chịu khó tìm tòi, học hỏi và áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi nên đã dần thoát khỏi đói nghèo, trở nên khá giả, có hộ thu nhập gần 800 triệu đồng/năm.

Anh Nguyễn Tường An, ấp Xuân Cầu, thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành, tỉnh Long An có 2 ha đất áp dụng mô hình V.A.C mỗi năm thu nhập hơn 500 triệu đồng.

Theo báo cáo của ngành chức năng, dịch lở mồm long móng tại huyện Ea Súp (Đắk Lắk) được phát hiện vào ngày 24-6, mặc dù huyện đã tích cực chỉ đạo cơ quan chuyên môn và các cơ sở tích cực phòng chống, tuy nhiên đến nay dịch bệnh không thuyên giảm mà tiếp tục gia tăng nhanh.

Các nghiên cứu cho thấy, thất thoát sau thu hoạch lúa mỗi năm ở ĐBSCL khoảng 635 triệu USD. Ngoài ra, do khâu phơi sấy và tồn trữ lúa gạo chưa đáp ứng quy trình đã làm giảm giá trị hạt gạo Việt Nam.