Đổ Xô Trồng Tiêu Khiến Diện Tích Bị Nhiễm Bệnh Tăng Mạnh

Giá hạt tiêu xuất khẩu tăng cao khiến người dân đổ xô trồng tiêu không theo quy hoạch, trồng cả ở những vùng thấp, không thoát nước. Điều này đã dẫn tới tình trạng tiêu bị bệnh và chết. Diện tích vườn tiêu bị bệnh hiện đã lên tới 10-15% tổng diện tích canh tác.
Đây là thông tin được ông Nguyễn Xuân Hồng – Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) đưa ra trong buổi họp tháng về an toàn thực phẩm do Bộ NNPTNT tổ chức sáng ngày 25-9 tại Hà Nội.
Theo ông Hồng, hiện giá hồ tiêu đang ở mức rất cao. Nếu như năm 2006 giá hồ tiêu vào khoảng 1.600 đô la Mỹ/tấn thì nay đã tăng lên 7.500 đô la Mỹ/tấn. Với mức giá tăng mạnh như vậy, nông dân nhiều vùng đã đổ xô đầu tư, mở rộng diện tích trồng tiêu, hiện cả nước đã có trên 62.000 héc ta trồng tiêu.
“Việc người dân trồng tiêu không theo quy hoạch, trồng ở cả vùng đất thấp, không thoát nước đã dẫn tới tình trạng tiêu bị bệnh và chết. Hiện đang có 10-15% diện tích tiêu bị bệnh, trong đó bệnh chết nhanh, chết chậm chiếm khoảng 7,5%” – ông Hồng nói.
Hơn nữa, theo ông Hồng, người trồng tiêu đang lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho cây tiêu, đặc biệt là những hộ nông dân mới trồng chưa nắm bắt được kỹ thuật.
Trước cảnh báo của một số nước nhập khẩu hồ tiêu về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, Cục BVTV đã lấy 30 mẫu hồ tiêu để kiểm tra, phát hiện ra 1 mẫu có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng, chiếm 3,3%.
Để quản lý chặt việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách, Cục trưởng Nguyễn Xuân Hồng cho biết, Cục đang soạn thảo Thông tư quản lý thuốc bảo vệ thực vật nhằm siết chặt lại công tác quản lý, đồng thời Cục cũng soạn thảo Quy chuẩn, tiêu chuẩn về thuốc bảo vệ thực vật.
Theo thống kê của Bộ NNPTNT, khối lượng tiêu xuất khẩu 8 tháng đầu năm ước đạt 126.000 tấn, giá trị 926 triệu đô la Mỹ, tăng 23,9% về khối lượng và tăng 38,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Giá tiêu xuất khẩu bình quân 7 tháng đầu năm 2014 đạt 7.280 đô la Mỹ/tấn, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2013. Xuất khẩu tiêu sang thị trường Hòa Kỳ, Singapore, Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất và Ấn Độ - 4 thị trường lớn nhất của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2014 - chiếm đến 45,73% lượng tiêu xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, Công ty CP Mía đường Lam Sơn (đóng trên địa bàn huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa), thu mua mía của các hộ dân tại xã Thọ Hải, Thọ Xuân với giá thấp, khiến nhiều hộ có nguy cơ lỗ nặng. Do đó, nhiều người dân đã chặn đường, không cho xe vào bốc mía chở về công ty.

Theo Sở Nông nghiệp-PTNT thì tính đến tới thời điểm này, toàn tỉnh Đắk Nông đã hoàn thành việc thả giống nuôi thủy sản với tổng diện tích là 1.300 ha. Hiện tại, bà con đang tích cực chăn nuôi theo hướng dẫn kỹ thuật của ngành chuyên môn nhằm phòng chống các loại bệnh trong mùa mưa.

Tại buổi làm việc với các bộ ngành liên quan đến nguồn vốn cho vay phát triển nghề cá tra vào chiều 15-1, tại TP Cao Lãnh, ông Nguyễn Ngọc Thạch, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp, cho biết trong năm 2012 các ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã giải ngân cho người nuôi và các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu hơn 11.522 tỷ đồng, tăng đến 69% so với năm 2011.

Ông Lý Hồng Hởi (Bảy Hởi) ở ấp Lợi Hoà (xã Thanh Mỹ, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) được nhiều người biết đến với nghề nuôi rắn và nhiều loại động vật hoang dã, quý hiếm khác như: dúi, nhím, cua đinh… tuy nhiên, hiện nay, bầy rắn sinh sản của ông Bảy Hởi mới là những cái “máy in tiền” cho ông khi ông cho sản xuất và kinh doanh con giống rắn.

Đó là giống OM 5451, OM 6976, OM 4900, OM 4218 và OM 7347. Các giống này ngắn ngày, chất lượng gạo đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu. Vụ Hè Thu 2013, ngành nông nghiệp Vĩnh Long tăng cường khuyến cáo nhưng diện tích lúa IR50404 vẫn chiếm tỷ lệ gần 50% diện tích xuống giống.