Đổ xô trồng nữ hoàng mắc ca

Đến nay, riêng trên địa bàn xã Vĩnh Sơn diện tích trồng cây mắc ca đã lên đến 14 ha.
“Tui xem tivi thấy người ta nói quá nhiều về việc trồng cây mắc ca. Hơn nữa, thấy loại cây này phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng ở địa phương nên tui quyết định lên Gia Lai tìm mua cây giống về trồng. Sau gần một năm chăm sóc, tui thấy 3 ha cây mắc ca sinh trưởng khá tốt” - một người dân ở xã Vĩnh Sơn cho biết.
Theo ông Lê Văn Đẩu, Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh, điều đáng lo là hầu hết hộ dân trồng loại cây này khá mơ hồ về thị trường đầu ra. “Thậm chí nhiều người chỉ biết về cây mắc ca qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc một số đơn vị cung ứng giống ở nơi khác về tận nơi giới thiệu”.
Trước thực trạng này, Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định khuyến cáo người dân không nên “vượt rào” trồng cây mắc ca khi chưa có quy hoạch. Đến nay cũng chưa có mô hình trồng khảo nghiệm cây mắc ca trên địa bàn tỉnh được triển khai nên sản lượng, chất lượng ra sao vẫn còn bỏ ngỏ.
Nhiều cơ quan chuyên môn khác cũng cho rằng người dân không nên nóng vội, đua nhau trồng cây mắc ca trong khi chưa nắm rõ quy trình kỹ thuật canh tác, chế biến, bảo quản, đặc biệt là thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nếu đua nhau trồng loại cây này thì nguy cơ thất bại, lỗ vốn sẽ rất cao.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 6-12, giá dâu tây được bán ở vườn tại Đà Lạt (Lâm Đồng) chỉ còn 20.000 đồng/kg, giảm 50.000 đồng/kg so với thời điểm cách đây 2 tháng, ngoài lý do thu hoạch dâu tây chính vụ thì cái chính vẫn là do dâu tây Trung Quốc tràn ngập thị trường các tỉnh phía Bắc.

Ngoài giá heo hơi tăng thì giá gà tam hoàng gần 1 tuần nay cũng tăng nhẹ, từ 39-40 ngàn đồng/kg lên 41-42 ngàn đồng/kg.

Đến cuối năm 2013, diện tích nuôi cá nước ngọt toàn huyện Hải Lăng có 435ha, chủ yếu tập trung trên các con sông Ô Lâu, Thác Ma, Ô Giang thuộc các xã Hải Tân, Hải Sơn, Hải Chánh. Trong đó có 120 mô hình nuôi cá lồng, bè; hiệu quả nhất vẫn là mô hình cá chình lồng (28 lồng).

Bình quân nuôi 1 con bò cho sữa, mỗi tháng cho thu nhập từ 1,8 đến 2,2 triệu đồng. Đây là mức thu nhập rất đáng kể đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, do vậy mà các địa phương được đầu tư nuôi bò sữa đã xác định đây là vật nuôi giúp nông dân thoát nghèo bền vững.

Bắp rớt giá, mì vẫn ở mức giá thấp… trong khi chi phí vật tư, tiền công thu hoạch tăng khiến nông dân huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) lao đao. Nhiều người đang thiếu vốn sản xuất, có nguy cơ thiếu đói…