Đổ xô trồng nữ hoàng mắc ca

Đến nay, riêng trên địa bàn xã Vĩnh Sơn diện tích trồng cây mắc ca đã lên đến 14 ha.
“Tui xem tivi thấy người ta nói quá nhiều về việc trồng cây mắc ca. Hơn nữa, thấy loại cây này phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng ở địa phương nên tui quyết định lên Gia Lai tìm mua cây giống về trồng. Sau gần một năm chăm sóc, tui thấy 3 ha cây mắc ca sinh trưởng khá tốt” - một người dân ở xã Vĩnh Sơn cho biết.
Theo ông Lê Văn Đẩu, Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh, điều đáng lo là hầu hết hộ dân trồng loại cây này khá mơ hồ về thị trường đầu ra. “Thậm chí nhiều người chỉ biết về cây mắc ca qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc một số đơn vị cung ứng giống ở nơi khác về tận nơi giới thiệu”.
Trước thực trạng này, Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định khuyến cáo người dân không nên “vượt rào” trồng cây mắc ca khi chưa có quy hoạch. Đến nay cũng chưa có mô hình trồng khảo nghiệm cây mắc ca trên địa bàn tỉnh được triển khai nên sản lượng, chất lượng ra sao vẫn còn bỏ ngỏ.
Nhiều cơ quan chuyên môn khác cũng cho rằng người dân không nên nóng vội, đua nhau trồng cây mắc ca trong khi chưa nắm rõ quy trình kỹ thuật canh tác, chế biến, bảo quản, đặc biệt là thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nếu đua nhau trồng loại cây này thì nguy cơ thất bại, lỗ vốn sẽ rất cao.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù nuôi lươn không bùn không phải là mô hình mới với người dân Hà Tĩnh, nhiều người đã thử nghiệm nhưng không duy trì được lâu dài và phải bỏ cuộc.

Theo lời hẹn vào một ngày tháng 3 nắng đẹp, chúng tôi ghé thăm vườn ổi của gia đình anh Nguyễn Hữu Trường – thành viên Hợp tác xã (HTX) trái cây Mỹ Đức.

Dám nghĩ dám làm, mong muốn làm giàu trên mảnh đất quê hương, chị Vũ Thị Dân, xã Thăng Long (Đông Hưng)

Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung Bộ vừa phối hợp với Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Nghệ An, HTX Nam Thịnh tổ chức hội thảo đánh giá giống lạc đen.

Anh Nguyễn Văn Hạnh (32 tuổi), ở xóm Đông Giai, xã Diễn Hoàng, H.Diễn Châu, tỉnh Nghệ An đã biến lá dứa thành tơ sợi xuất khẩu đi châu Âu, mang về tiền tỉ.