Đổ xô trồng nữ hoàng mắc ca

Đến nay, riêng trên địa bàn xã Vĩnh Sơn diện tích trồng cây mắc ca đã lên đến 14 ha.
“Tui xem tivi thấy người ta nói quá nhiều về việc trồng cây mắc ca. Hơn nữa, thấy loại cây này phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng ở địa phương nên tui quyết định lên Gia Lai tìm mua cây giống về trồng. Sau gần một năm chăm sóc, tui thấy 3 ha cây mắc ca sinh trưởng khá tốt” - một người dân ở xã Vĩnh Sơn cho biết.
Theo ông Lê Văn Đẩu, Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh, điều đáng lo là hầu hết hộ dân trồng loại cây này khá mơ hồ về thị trường đầu ra. “Thậm chí nhiều người chỉ biết về cây mắc ca qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc một số đơn vị cung ứng giống ở nơi khác về tận nơi giới thiệu”.
Trước thực trạng này, Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định khuyến cáo người dân không nên “vượt rào” trồng cây mắc ca khi chưa có quy hoạch. Đến nay cũng chưa có mô hình trồng khảo nghiệm cây mắc ca trên địa bàn tỉnh được triển khai nên sản lượng, chất lượng ra sao vẫn còn bỏ ngỏ.
Nhiều cơ quan chuyên môn khác cũng cho rằng người dân không nên nóng vội, đua nhau trồng cây mắc ca trong khi chưa nắm rõ quy trình kỹ thuật canh tác, chế biến, bảo quản, đặc biệt là thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nếu đua nhau trồng loại cây này thì nguy cơ thất bại, lỗ vốn sẽ rất cao.
Có thể bạn quan tâm

Giá dừa khô ở tỉnh Bến Tre hiện tăng thêm bình quân khoảng 10.000-15.000 đồng/chục 12 trái so với cách nay khoảng 1 tháng.

Anh Đặng Thành Thơm ở xã Bình Thạnh (TX Hồng Ngự - Đồng Tháp) đã nói như vậy khi chuyển từ ươm nuôi cá tra giống sang nuôi cá thác lác cườm thời gian qua.

Ấp 7 (xã Bình Sơn) có khoảng 280 hộ dân thì có đến 200 hộ nuôi gà ta. Trong đó, gần 100 hộ nuôi với quy mô lớn, từ vài ngàn đến cả chục ngàn con/lứa. Đây là nơi cung cấp gà ta lớn nhất tỉnh và nghề này đã giúp nhiều người trong ấp trở nên khá giả.

Gạt mất mát, những người nuôi tôm vùng lũ đang “gượng dậy” khẩn trương xử lý môi trường, cải tạo ao đầm… để khôi phục sản xuất. Khó khăn lớn nhất của người nuôi tôm hiện nay là thiếu vốn, bởi nhiều tỷ đồng đã bị cuốn trôi theo dòng nước lũ…

Không ngoa chút nào khi gọi ấp 7, xã Bình Sơn (huyện Long Thành) là thủ phủ gà ta của Đồng Nai. Bởi trong một năm, ấp này cung cấp cho thị trường khoảng 1 triệu con gà ta.