Đổ xô trồng cây bơ sáp và bơ Booth

Trong khi đó các loại cây có xuất xứ từ các tỉnh miền Đông Nam bộ, Tây nguyên và gốc nhập khẩu như bơ sáp, bơ Booth, nhãn Edor, sầu riêng Thái Lan lại có khách hàng đến mua tăng đột biến. Sốt nhất là cây bơ sáp và cây bơ Booth.
Anh Nguyễn Thanh Phương, chủ cơ sở cây giống Thanh Duy (Bến Tre), cho biết mỗi tuần cơ sở của anh cung ứng ra thị trường khoảng 10.000 cây giống, trong đó bơ Booth chiếm đến 50%. Ông Lữ Văn Thiện, phó chủ nhiệm HTX sản xuất cây giống Cái Mơn (huyện Chợ Lách), cho biết tính đến thời điểm hiện nay đã có khoảng 1 triệu cây giống bơ sáp, bơ Booth được bán ra, tăng gần gấp đôi so với năm 2014.
Nguyên do: bơ Booth vụ vừa rồi bán ra đến 100.000 đồng/kg nên nhu cầu cây giống đầu vụ đến nay là rất lớn. Giá cây giống bơ sáp dao động quanh mức 12.000 đồng/cây, còn bơ Booth là 20.000 đồng/cây.
Giống cây rất hút nhưng ông Thiện cảnh báo người trồng cần thận trọng, tránh theo phong trào dẫn đến sản lượng dư thừa, mất giá rồi lại chặt cây.
Có thể bạn quan tâm

Trong quá trình tuần tra, kiểm soát, Đoàn công tác đã kiểm tra 37 phương tiện, trong đó nhắc nhở cảnh cáo 22 phương tiện và bắt 15 tàu cá vi phạm, các tàu cá này đều làm nghề lưới kéo đang khai thác tại vùng biển ven bờ từ thị xã Sầm Sơn đến huyện Tĩnh Gia.

Dù đã bước vào mùa lũ nhưng do lượng thủy sản đánh bắt tự nhiên còn hạn chế, nguồn cung một số loại cá nuôi giảm so với trước nên giá nhiều loại thủy sản vẫn duy trì ở mức giá khá cao. Thậm chí, một số mặt hàng, như: cá lóc, lươn… tăng khoảng 5.000 - 10.000 đồng/kg so với tháng trước.

Trong thời gian gần đây, diện tích nuôi tôm ở Cà Mau tăng mạnh nên nhu cầu con giống cũng tăng cao, lợi dụng cơ hội này nhiều công ty giống ngoài tỉnh xuất bán vào thị trường Cà Mau những lô hàng không bảo đảm chất lượng, gây thiệt hại cho người nuôi.

Sau nhiều năm lăn lộn với nghề nuôi cá bè, anh Nguyễn Văn Nghĩa (ấp 2, xã Vĩnh Xương, TX. Tân Châu) mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lăng nha đuôi đỏ. Lần đầu tiên, anh thả nuôi 5.000 con, do chưa có kinh nghiệm nên cá hao hụt nhiều, thu hoạch chỉ được 3.000 con.

Cá sặc rằn có tên khoa học Trichopodus pectoralis, là một loại cá bản địa có khả năng sinh sản trong tự nhiên cao. Với chất lượng thịt cá thơm ngon và giá trị kinh tế ổn định, mô hình nuôi cá sặc rằn thương phẩm đang được nhiều nông dân quan tâm.