Đổ xô trồng cây bơ sáp và bơ Booth

Trong khi đó các loại cây có xuất xứ từ các tỉnh miền Đông Nam bộ, Tây nguyên và gốc nhập khẩu như bơ sáp, bơ Booth, nhãn Edor, sầu riêng Thái Lan lại có khách hàng đến mua tăng đột biến. Sốt nhất là cây bơ sáp và cây bơ Booth.
Anh Nguyễn Thanh Phương, chủ cơ sở cây giống Thanh Duy (Bến Tre), cho biết mỗi tuần cơ sở của anh cung ứng ra thị trường khoảng 10.000 cây giống, trong đó bơ Booth chiếm đến 50%. Ông Lữ Văn Thiện, phó chủ nhiệm HTX sản xuất cây giống Cái Mơn (huyện Chợ Lách), cho biết tính đến thời điểm hiện nay đã có khoảng 1 triệu cây giống bơ sáp, bơ Booth được bán ra, tăng gần gấp đôi so với năm 2014.
Nguyên do: bơ Booth vụ vừa rồi bán ra đến 100.000 đồng/kg nên nhu cầu cây giống đầu vụ đến nay là rất lớn. Giá cây giống bơ sáp dao động quanh mức 12.000 đồng/cây, còn bơ Booth là 20.000 đồng/cây.
Giống cây rất hút nhưng ông Thiện cảnh báo người trồng cần thận trọng, tránh theo phong trào dẫn đến sản lượng dư thừa, mất giá rồi lại chặt cây.
Có thể bạn quan tâm

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, với các cơ chế và chính sách cho ngành chăn nuôi bò sữa thiếu và yếu như hiện nay thì việc nông dân nuôi bò sữa thua lỗ, phá sản và phải nhường chỗ cho sữa nguyên liệu ngoại nhập là thực trạng khó tránh khỏi .

“Nhờ bỏ nghề may chuyển sang nuôi gà mà đến năm 2000, tôi đã tậu được xe hơi gần 1 tỷ đồng, xây một căn nhà trị giá 400 triệu đồng. Năm 2014 vừa qua, gia đình tôi lại xây thêm căn biệt thự này trị giá hơn 3 tỷ đồng...”.

Cá lóc giờ đây đã trở thành đối tượng nuôi quen thuộc của người dân Nam bộ. Có rất nhiều hình thức nuôi cá lóc nhưng phổ biến nhất là nuôi thâm canh trong ao đất với năng suất lên đến hàng trăm tấn/ha.

Hàng năm cứ vào khoảng giữa tháng 8 đến cuối tháng 10 dương lịch là thời điểm ngư dân trên địa bàn xã Khánh Hội, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau bắt tay vào mùa khai thác cá cơm.

Đây là một hoạt động thường xuyên của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm tăng khả năng tái tạo nguồn lợi thủy sản trong tự nhiên.