Đổ Xô Khai Thác Tôm Hùm Trắng

Tại Phú Yên gần 1 tháng qua, mỗi sớm, trên những bãi biển thuộc các xã An Ninh Đông, An Hải, An Hòa (huyện Tuy An), Hòa Hiệp (huyện Đông Hòa), Xuân Thịnh (thị xã Sông Cầu) luôn nhộn nhịp. Trên bờ, các thương lái chờ sẵn với thùng xốp, máy sục khí ôxy.
Sáu giờ, nhiều ngư dân vội vã chèo thúng chai vào bờ để kịp giao những con tôm hùm trắng còn búng tanh tách cho thương lái để bán lại cho các bè ươm nuôi tôm hùm thương phẩm. Cảnh mua bán nhộn nhịp diễn ra ngay trên bờ biển. Thương lái nhẹ nhàng đếm từng con tôm hùm trắng và trả tiền ngay cho ngư dân.
Ông Trần Văn Sỹ (xã An Ninh Đông) cho biết vừa bắt được 42 con tôm hùm trắng. “Giá tôm hùm giống dù đã hạ nhưng vẫn còn 230.000 đồng/con, chỉ trong một đêm, 2 cha con tôi kiếm được gần 10 triệu đồng. Chỉ một đêm mà bằng nhà tôi làm ruộng cả mùa” - ông Sỹ hào hứng. Kế bên, ông Huỳnh Chiến Thắng (ngụ xã An Ninh Đông) cùng 2 con mở thùng đựng tôm ra đếm: 51 con. “Nếu suốt năm đều được như vầy, chắc tôi cất nhà to” - ông Thắng vui ra mặt.
Tôm hùm trắng là tôm hùm con mới nở ngoài khơi, theo sóng dạt vào gần bờ, nhiều nhất ở vùng biển có san hô hoặc ghềnh đá. Mỗi năm, tôm hùm trắng chỉ xuất hiện vào mùa biển động, tức từ tháng 10 đến tháng 2 âm lịch.
Đoán biết được thời gian tôm hùm trắng xuất hiện nên ngư dân đổ xô ra biển khai thác bằng nhiều phương thức, trúng nhất là với mành tôm. Người dân chèo thuyền ra các ghềnh đá rồi thả lưới có kích cỡ nhỏ, chong đèn để tôm theo ánh sáng bám vào, cứ vậy kéo lên bắt.
Những năm gần đây, nghề nuôi tôm hùm thương phẩm phát triển mạnh, trong khi trên thế giới chưa nơi nào nghiên cứu thành công việc cho tôm hùm sinh sản nhân tạo, chỉ dựa vào con giống tự nhiên nên giá tôm hùm giống ngày càng cao.
Theo Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Phú Yên, hiện tỉnh này có trên 700 thuyền hành nghề mành tôm. Phần lớn đều là những thuyền có công suất nhỏ, chưa có vốn chuyển đổi, chỉ đánh bắt gần bờ nhưng thu nhập lại rất cao.
Có thể bạn quan tâm

Văn phòng UBND tỉnh vừa tổ chức Hội thảo sản xuất và tiêu thụ xoài. Hội thảo do Bí thư Tỉnh ủy Lê Minh Hoan và Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương đồng chủ trì. Đại diện các sở, ngành, một số hợp tác xã và doanh nghiệp kinh doanh tiêu thụ xoài trên địa bàn tỉnh tham gia hội thảo.

Chẳng mấy ai rõ về giá trị thực của con đồn đột dừa, nhưng vẫn đổ xô đi tìm nó ở đáy biển vì có người thu mua giá cao. Việc gia tăng khai thác đồn đột dừa tự phát như hiện nay, đã đến lúc cần có sự quản lý của cơ quan chức năng.

Tốt nghiệp cao đẳng và đi làm một thời gian nhưng không khá nổi, anh Trương Văn Phúc (30 tuổi, ngụ ấp 2, xã Tân Tây, H.Gò Công Đông, Tiền Giang) bỏ về quê... xúi gia đình bán con bò lấy 4 triệu đồng để đầu tư nuôi gà sao.

Năm 2015, Trung tâm Phát triển chăn nuôi (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) ký hợp đồng với Chi nhánh Viễn thông quân đội Viettel Điện Biên cung cấp 1.300 con bò giống cho chương trình “Chung tay vì cộng đồng và Bò giống giúp người nghèo biên giới”. Sau khi cấp lô bò giống 20 con cho người nghèo xã Quảng Lâm (huyện Mường Nhé) một thời gian thì tại địa bàn này xảy ra dịch bệnh lở mồm long móng.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Minh Hoan vừa tham dự và phát biểu tại buổi lễ ra mắt tổ hợp tác (THT) nông dân sản xuất tập trung lớn trên 10ha tại xã Mỹ Hòa (huyện Tháp Mười).