Định Hướng Thông Tin Về Cây Trồng Biến Đổi Gen

Truyền thông đóng vai trò then chốt trong định hướng dư luận và phổ biến kiến thức ứng dụng công nghệ cây trồng biến đổi gen.
Ngày 26/9, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT phối hợp Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Vai trò và tác động của truyền thông trong tiến trình ứng dụng cây trồng biến đổi gen tại Việt Nam”.
Tham dự hội thảo, các đại biểu cho rằng, khái niệm về cây trồng biến đổi gen, những giá trị mà loại cây trồng này mang lại cũng như những đóng góp và tác động của nó vẫn là đề tài khá mới mẻ đối với đại đa số công chúng trong nước.
Mặc dù lợi ích của việc ứng dụng công nghệ biến đổi gen đối với cây trồng đã được khoa học và thực tế chứng minh, tuy nhiên vẫn còn không ít ý kiến trái chiều về lợi ích và sự an toàn của việc ứng dụng công nghệ này như: Ảnh hưởng đến sức khỏe con người, cây trồng lương thực truyền thống…
Hiện nay cây trồng biến đổi gen được canh tác ở 29 nước trên thế giới. 61 quốc gia và vùng lãnh thổ cho phép sử dụng cây trồng biến đổi gen làm thực phẩm. Việt Nam xác định phát triển và ứng dụng cây trồng biến đổi gen là nhiệm vụ quan trọng của chương trình công nghệ sinh học nông nghiệp quốc gia.
Theo “Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020”, Việt Nam hướng tới đưa một số giống cây trồng biến đổi gen vào sản xuất đến năm 2015, và đến năm 2020 sẽ phát triển từ 30% - 50% các giống cây trồng biến đổi gen trong trồng trọt.
Đến nay, đã có hơn 600 công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố chứng minh trong nước về tính vô hại của sinh vật biến đổi gen, trong khi chưa có một minh chứng khoa học nào cho luận điểm rằng, sản phẩm biến đổi gen có nguy cơ không an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
Theo ý kiến các đại biểu dự hội thảo, vai trò và tác động của truyền thông trong tiến trình ứng dụng cây trồng biến đổi gen tại Việt Nam là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định sự thành công hay thất bại trong việc áp dụng thành tựu khoa học nổi bật của nhân loại, trong đó cây trồng biến đổi gen là một minh chứng.
Ông Nguyễn Hồng Kỳ, Phó Giám đốc Học viện Báo chí tuyên truyền cho rằng: Thời gian qua, việc đưa ra những nguồn tin chưa được cập nhật và cách thức tuyên truyền không rõ định hướng đã dẫn đến những hiểu lầm, gây tâm lý lo ngại của dư luận về cây trồng biến đổi gen.
Vì vậy, truyền thông phải đóng vai trò then chốt trong định hướng dư luận và phổ biến kiến thức ứng dụng công nghệ cây trồng biến đổi gen này đến người dân nói chung và nông dân nói riêng.
“Các cơ quan báo chí truyền thông phải tiếp cận, truyền tải thông tin một cách đầy đủ đến người dân - đây là yếu tố quan trọng nhất. Muốn làm được điều này chính các phóng viên, nhà báo cũng như các cơ quan quản lý về báo chí và truyền thông phải có định hướng trong việc thông tin cũng như tạo điều kiện để phóng viên của mình tiếp cận thông tin cây trồng biến đổi gen ở Việt Nam như thế nào.
Nếu không có những thông tin và am hiểu về lĩnh vực này thì thông tin đưa đến người dân nói chung và nông dân nói riêng sẽ không đầy đủ và toàn diện, thậm chí là sai lệch thông tin”, ông Nguyễn Hồng Kỳ nêu ý kiến.
Có thể bạn quan tâm

Mùa nước nổi năm nay có rất nhiều mô hình làm giàu từ lũ được nhân rộng ở các địa phương vùng ĐBSCL như: nuôi tôm càng xanh, nuôi cá chình, lươn, cá lóc, cá bông... ở các huyện: Tân Châu (An Giang), Hồng Ngự, Tân Hồng (Đồng Tháp), Tân Hưng (Long An)...

Gần đây, trong làng giống cây trồng Việt Nam xuất hiện một tên tuổi mới, đó là thương hiệu Sao Cao Nguyên® Seeds. Nắm bắt được thị hiếu người tiêu dùng và người sản xuất, Cty này đã cùng một lúc đưa ra thị trường 3 giống khổ qua lai F1 với các đặc tính cơ bản như: thu trái sớm; trái sai, thời gian thu trái dài; màu sắc, hình dáng đẹp; cứng trái thích hợp vận chuyển xa và bảo quản lâu. Các giống lai này có tính thích nghi rộng, phù hợp với nhiều vùng miền ở cả Bắc, Trung, Nam.

Trong ao cá tra thì oxy thường cao ở lớp nước mặt (1 mét đến 1,5 mét) vào ban ngày và có thể giảm rất thấp vào ban đêm. Sự thiếu oxy trong ao cá tra có thể do ao nuôi cá có nhiệt độ nước cao (biến động 28-32°C) dẫn đến hệ số hòa tan oxy vào nước giảm, mật độ nuôi quá cao, đáy ao có nhiều hợp chất hữu cơ tích tụ hay sục khí không đầy đủ.

Đôi tay ông Khoa vừa nhẹ nhàng vớt nước đã pha thuốc tắm cho bầy cá trước khi đưa vào thả, ông vừa giảng giải với chúng tôi: "Khi tắm thuốc cho cá cần sục khí, nếu thấy cá có hiện tượng khác thường như đớp khí ở mặt nước, cá quẫy hỗn loạn hay nhảy lên khỏi dụng cụ chứa thì phải vớt cá ra ngay". Vui tính và cởi mở ông chẳng có ý giữ bí mật bài thuốc quý mà ông mất nhiều công sức tìm tòi, thử nghiệm.

Theo các nhà khoa học, nguyên nhân của hiện tượng trên là do các vi sinh vật háo khí có hại hoạt động mạnh, làm giảm lượng oxy hoà tan trong nước. Oxy hòa tan có vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất, chất lượng các loài cá nuôi