Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Định Hướng Chiến Lược Nuôi Tôm Nước Lợ Bền Vững Tại Việt Nam

Định Hướng Chiến Lược Nuôi Tôm Nước Lợ Bền Vững Tại Việt Nam
Ngày đăng: 07/08/2013

Ngày 6/8/2013, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) phối hợp với UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức hội thảo với chủ đề “Định hướng chiến lược nuôi tôm nước lợ bền vững tại Việt Nam”. Tham dự hội thảo có Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bạc Liêu Lê Thanh Dũng, cùng đông đảo các nhà khoa học trong, ngoài nước và đại diện của hơn 30 tỉnh, thành phố có diện tích thả nuôi tôm nước lợ trong cả nước.

Tổng cục Thủy sản và các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành về nuôi trồng thủy sản đã khẳng định, nghề nuôi tôm nước lợ thời gian qua đã góp phần hết sức quan trọng vào việc đem lại nguồn thu nhập, tạo việc làm, nâng cao mức sống cho người dân tại các tỉnh, thành phố ven biển trong cả nước. Song, nghề nuôi tôm cũng đứng trước nhiều thách thức về dịch bệnh, ô nhiễm, suy thoái về môi trường, dẫn đến dịch bệnh gia tăng, lợi nhuận của người nông dân giảm, thua lỗ…

Việc phát triển con tôm thẻ chân trắng, các nhà khoa học cũng cảnh báo nguy cơ dịch bệnh, gây mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường và yêu cầu phải thật sự thận trọng khi phát triển con tôm thẻ, chỉ cho phép nuôi khi làm tốt công tác quản lý, tổ chức lại sản xuất, nuôi theo hình thức thâm canh có quản lý, đầu tư đồng bộ…

Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bạc Liêu Lê Thanh Dũng cho biết: Tỉnh Bạc Liêu nằm trên vùng bán đảo Cà Mau, với quỹ đất dành cho sản xuất nông nghiệp nói chung lên đến hơn 220.000ha, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản là hơn 120.000ha.

Bạc Liêu là một trong những tỉnh chủ lực của đồng bằng sông Cửu Long về nuôi tôm nước lợ, cũng như khai thác và chế biến thủy, hải sản xuất khẩu. Song, nghề nuôi tôm nước lợ ở Bạc Liêu luôn đối mặt với nhiều thử thách như: thời tiết diễn biến bất thường, môi trường khu vực sản xuất bị ô nhiễm, dịch bệnh trên tôm nuôi thường xuyên xảy ra, kết cấu hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ…

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bạc Liêu Lê Thanh Dũng mong muốn các nhà khoa học, các đơn vị chức năng thuộc Bộ NN&PTNT phân tích, đánh giá sâu sát tình hình, tham mưu Bộ NN&PTNT có những hoạch định chiến lược phát triển thật sự bền vững cho nghề nuôi tôm nước lợ tại Bạc Liêu cũng như các tỉnh, thành phố trong cả nước, góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu, tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống kinh tế cho người dân sống trong vùng quy hoạch nuôi tôm.


Có thể bạn quan tâm

Heo Giống Tăng Giá Heo Giống Tăng Giá

Cách nay vài tháng, giá heo giống trong huyện Long Mỹ (Hậu Giang) ở mức khoảng 800.000-900.000 đồng/con, nhưng hiện giá mỗi con heo giống đã tăng lên ở mức 1,3-1,4 triệu đồng/con. Đáng chú ý, trước đây heo giống khoảng trên dưới 15 kg/con mới xuất bán thì nay nhiều người đã xuất bán heo giống khi mới đạt trọng lượng trên dưới 10 kg/con do có nhiều người tìm mua.

07/08/2014
Trưởng Bản Giàu Nhất Bản Trưởng Bản Giàu Nhất Bản

Ông tâm sự: Tình yêu quê hương đất Mường đã níu chân ông từ thuở ấu thơ cho đến nay tóc đã pha sương, điểm bạc. Tận bây giờ, ông vẫn chưa quên những ngày đói nghèo của 20 năm trước. Cả bản mấy mươi nóc nhà đều lả đi vì đói. Củ vớn chát là vậy mà các hộ vẫn phải dùng làm nguồn lương thực chính.

28/07/2014
Vũng Liêm (Vĩnh Long) Trồng Cỏ Nuôi Bò, Hướng Lựa Chọn Của Nhiều Nông Dân Vũng Liêm (Vĩnh Long) Trồng Cỏ Nuôi Bò, Hướng Lựa Chọn Của Nhiều Nông Dân

Vũng Liêm là địa phương có đàn bò hơn 23.000 con, với gần 10.000 hộ nuôi, chiếm gần 50% tổng đàn bò của tỉnh. Diện tích trồng cỏ của huyện hiện có khoảng 1.300ha, trong này gần 200ha đất ruộng và hơn 1.000ha đất vườn, tập trung ở các xã Trung Chánh, Quới An, Trung Ngãi...

07/08/2014
Cà Phê Đặc Sản Lâm Đồng: Cà Phê Đặc Sản Lâm Đồng: "Thuận" Nhưng Chưa "Lợi"

Nằm ở độ cao từ 1.000m-1.500m, vùng đất các huyện, thành phía Bắc Lâm Đồng rất “thuận” về khí hậu, thổ nhưỡng để sản xuất các giống cà phê chè đặc sản có hương vị thơm ngon khác biệt, giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, lợi thế này đến nay vẫn chưa được phát huy tương xứng.

28/07/2014
Nuôi Trâu Cho Thu Nhập Cao Nuôi Trâu Cho Thu Nhập Cao

Trong điều kiện khó khăn chung hiện nay của ngành nông nghiệp tỉnh Bình Phước, việc tìm mô hình trong chăn nuôi, trồng trọt để nâng cao cuộc sống luôn là bài toán đặt ra với các hộ nông dân. Tìm lời giải cho bài toán đó, gia đình ông Nguyễn Hữu Đức ở tổ 19, ấp 11, xã Minh Hưng (Chơn Thành) đã thực hiện mô hình nuôi trâu.

07/08/2014