Định Hóa (Thái Nguyên) Đánh Giá Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Vịt Bầu Sinh Sản

Sáng 23-1, Trạm Khuyến nông huyện Định Hóa (Thái Nguyên) đã phối hợp với UBND xã Bảo Cường tổ chức đánh giá kết quả thực hiện giống vịt bầu cổ xanh sinh sản.
Mô hình vịt bầu cổ xanh sinh sản được triển khai tại 4 xã: Bảo Linh, Bảo Cường, Kim Sơn và Linh Thông, quy mô 1.600 con với 18 hộ tham gia (trung bình từ 50 con/ hộ trở lên). Thời gian thực hiện mô hình được duy trì thực hiện trong 2 năm (2014 - 2015).
Con giống thực hiện mô hình là giống vịt bầu dòng bố, mẹ thuần chủng loại 10 ngày tuổi, được Trạm Khuyến nông huyện ký hợp đồng chuyển giao từ Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên thuộc Viện chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT). Tổng kinh phí thực hiện mô hình là 122,3 triệu đồng, trong đó vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước là 85,2 triệu đồng. Các hộ thực hiện mô hình được hỗ trợ 80% giá con giống, 50% thức ăn (cám hỗn hợp) trong 30 ngày đầu và mua thuốc thú y theo quy trình kỹ thuật, được tham gia tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật.
Sau hơn 6 tháng thực hiện, đàn vịt của các hộ bắt đầu đến tuổi sinh sản, đang trong giai đoạn đẻ bói nên mới có khoảng 30 - 40% số vịt trên tổng số vịt của các hộ đẻ trứng. Cá biệt có hộ cho ăn tốt, đảm bảo dinh dưỡng nên vịt đẻ đạt trung bình 60 - 70% tổng đàn như hộ bà Trần Thị Sợi, xã Bảo Cường; hộ ông Vũ Đức Thía, xã Kim Sơn. Căn cứ vào tình hình phát triển của đàn vịt nuôi hiện có, Trạm Khuyến nông huyện đã tính toán, dự kiến sau khi từ hết chi phí, mỗi con vịt sẽ cho thu lãi khoảng 500 nghìn đồng/năm.
Việc thực hiện mô nhằm từng bước hỗ trợ người dân địa phương khôi phục và phát triển những loại vật nuôi bản địa có khả năng chống chịu bệnh tật tốt, giá trị kinh tế khá, mở rộng quy mô, tăng thu nhập; cung cấp cho người dân trong và ngoài huyện hàng vạn con giống vịt bầu cổ xanh, để phát triển nhân rộng mô hình, đáp ứng nhu cầu của người chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Đến nay, các huyện vùng Đồng Tháp Mười trong tỉnh Long An đã gieo sạ trên 177.300ha lúa Hè Thu. Hiện nay, dịch bệnh trên lúa đang diễn biến phức tạp, nhất là bệnh rầy nâu, đạo ôn, sâu cuốn lá nhỏ, bọ trĩ,... tập trung chủ yếu ở giai đoạn đẻ nhánh.

Giá bán sản phẩm không ổn định, việc tiếp cận về khoa học kỹ thuật, rồi nguồn vốn từ các ngân hàng còn hạn chế… là những vướng mắc mà nông dân Chư Jút vẫn gặp phải. Một trong những nguyên nhân là sự liên kết chặt chẽ giữa “4 nhà” gồm Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông là rất cần thiết, nhưng trên thực tế vấn đề này vẫn còn nhiều bất cập.

Giữa tháng Sáu trời nóng nực, nhiều thửa ruộng che phủ vải trắng, lưới nilon ở các vùng sản xuất rau màu tập trung của huyện Gia Lộc nhất là vùng ven thành phố của tỉnh Hải Dương gieo trồng cần tây, tỏi tây, rau mùi… trái vụ vẫn xanh non mơn mởn.

Đến thời điểm này toàn tỉnh đã xuống giống dứt điểm trà lúa hè thu với hơn 36.600 ha. Tuy nhiên, sự thay đổi bất thường của thời tiết đã tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh bùng phát. Cùng với sự cộng hưởng của nhiều yếu tố khác đã và đang khiến lúa bị ảnh hưởng khá nặng.

Tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, từ miền Đông đến miền Trung, người dân phá bỏ vườn cao su để chuyển sang các loại cây nông nghiệp ngắn ngày khác do giá mủ cao su giảm mạnh.