Dinh Dưỡng Tốt Cho Chè Cao Sản

Hiện nay ở nước ta đang trồng chủ yếu một số loại giống chè cành cao sản như: Giống TB14, LĐ97, LDP1, LDP2, PH1…
Tại Lâm Đồng, chè được trồng chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 8 (tốt nhất trồng trong tháng 6). Nhiệt độ 18 - 25 độ C, độ ẩm không khí 80 - 85% và lượng mưa hàng năm từ 1.500 - 2.000mm thích hợp nhất cho chè phát triển.
Đất trồng chè yêu cầu phải tơi xốp, tầng đất dày trên 0,8m, không có đá và gốc cây to, được phơi ải, sạch cỏ dại. Cày sâu lật đất 35 – 40cm hoặc cuốc lật toàn bộ.
Năng suất thu hoạch của cây chè là búp và lá non, mỗi ha chè cành thu hoạch bình quân giai đoạn kinh doanh từ 18 - 20 tấn/ha, vì vậy lượng dinh dưỡng cây lấy đi của đất khá nhiều, nếu không bổ sung đầy đủ cây chè sẽ sinh trưởng kém, năng suất giảm.
Bón lót trước khi trồng 20 - 30 ngày, bà con nên bón từ 18 - 20 tấn hữu cơ chuồng hoai (đất xấu bón nhiều hơn) và 1.000kg lân/ha (dùng lân nung chảy hoặc super lân). Đối với các loại phân hữu cơ lượng phân bón lót từ 4,5 - 5 tấn/ha.
Sau khi bón tiến hành đảo phân lấp hố cách mặt đất 7 - 10cm. Tùy điều kiện đất đai, chế độ chăm sóc có thể trồng theo các khoảng cách: 1,5m x 0,8m, mật độ 8.333 cây/ha hoặc 1,4 x 0,8m, mật độ 8.928 cây/ha. Cuốc hố: 30 x 30 x 30cm hoặc rạch theo hàng đã được thiết kế, sâu 25 - 30cm để trồng.
Bón phân chè trồng mới: Sau khi trồng, bón nhử 69kg N + 50kg K2O/ha, tương đương với lượng phân thương phẩm là 150kg urê + 83kg KCL chia làm 10 lần bón (trung bình 15 ngày bón một lần). Khi bón nhử, phải bón cách gốc hơn 10cm.
Bón phân cho chè kiến thiết cơ bản: (Tính theo kg/ha).
Với chè mới trồng hoặc kiến thiết cơ bản phải bón cách xa gốc hơn 10cm.
Nguồn bài viết: http://danviet.vn/cam-nang-nha-nong/dinh-duong-tot-cho-che-cao-san-495780.html
Có thể bạn quan tâm

Nghề nuôi ong lấy mật ở Bá Thước (Thanh Hóa) có từ lâu, nhưng người dân chỉ nuôi tự phát, nhỏ lẻ, sản phẩm mật ong chỉ phục vụ nhu cầu của gia đình là chính. Nhưng nay, nghề này đang ngày càng phát triển, nhất là từ khi có sự hỗ trợ về vốn và kỹ thuật của Dự án “Quản lý lưu vực đầu nguồn có sự tham gia của cộng đồng” do Tổ chức Care quốc tế tại Việt Nam tài trợ.

Theo phản ánh của nhiều hộ nông dân và doanh nghiệp trồng điều tỉnh Bình Phước, mấy ngày gần đây thời tiết diễn biến xấu đã khiến nhiều vườn điều đang thời kỳ trổ hoa kết trái bị rụng hoa nhiều, nguy cơ khó đậu trái, ảnh hưởng lớn đến năng suất.

Đến thôn Khánh Tân, xã Nhơn Hải (Ninh Hải) vào thời điểm vụ đông (vụ trồng chính), chúng tôi thấy những rẫy hành, tỏi trồng khoảng 2-3 tháng đang phủ màu xanh mướt mắt.

Dự án “Phát triển chăn nuôi lợn rừng Thái Lan lai quy mô nông hộ tại huyện Phổ Yên (Thái Nguyên)” nằm trong Chương trình Phát triển nông nghiệp nông thôn miền núi do Trạm Khuyến nông huyện Phổ Yên triển khai trong 2 năm (từ tháng 1/2011 đến hết năm 2012) đã mang lại hiệu quả rõ nét. Dự án đã tạo ra những mô hình điểm về chuyển dịch cơ cấu vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Chỉ với 500m2 rau xanh, bình quân mỗi tháng anh Huỳnh Văn Hương (trong ảnh), thôn Tân Lập 1, xã Lương Sơn, huyện Ninh Sơn thu được gần 4 triệu đồng.