Dinh Dưỡng Tốt Cho Chè Cao Sản

Hiện nay ở nước ta đang trồng chủ yếu một số loại giống chè cành cao sản như: Giống TB14, LĐ97, LDP1, LDP2, PH1…
Tại Lâm Đồng, chè được trồng chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 8 (tốt nhất trồng trong tháng 6). Nhiệt độ 18 - 25 độ C, độ ẩm không khí 80 - 85% và lượng mưa hàng năm từ 1.500 - 2.000mm thích hợp nhất cho chè phát triển.
Đất trồng chè yêu cầu phải tơi xốp, tầng đất dày trên 0,8m, không có đá và gốc cây to, được phơi ải, sạch cỏ dại. Cày sâu lật đất 35 – 40cm hoặc cuốc lật toàn bộ.
Năng suất thu hoạch của cây chè là búp và lá non, mỗi ha chè cành thu hoạch bình quân giai đoạn kinh doanh từ 18 - 20 tấn/ha, vì vậy lượng dinh dưỡng cây lấy đi của đất khá nhiều, nếu không bổ sung đầy đủ cây chè sẽ sinh trưởng kém, năng suất giảm.
Bón lót trước khi trồng 20 - 30 ngày, bà con nên bón từ 18 - 20 tấn hữu cơ chuồng hoai (đất xấu bón nhiều hơn) và 1.000kg lân/ha (dùng lân nung chảy hoặc super lân). Đối với các loại phân hữu cơ lượng phân bón lót từ 4,5 - 5 tấn/ha.
Sau khi bón tiến hành đảo phân lấp hố cách mặt đất 7 - 10cm. Tùy điều kiện đất đai, chế độ chăm sóc có thể trồng theo các khoảng cách: 1,5m x 0,8m, mật độ 8.333 cây/ha hoặc 1,4 x 0,8m, mật độ 8.928 cây/ha. Cuốc hố: 30 x 30 x 30cm hoặc rạch theo hàng đã được thiết kế, sâu 25 - 30cm để trồng.
Bón phân chè trồng mới: Sau khi trồng, bón nhử 69kg N + 50kg K2O/ha, tương đương với lượng phân thương phẩm là 150kg urê + 83kg KCL chia làm 10 lần bón (trung bình 15 ngày bón một lần). Khi bón nhử, phải bón cách gốc hơn 10cm.
Bón phân cho chè kiến thiết cơ bản: (Tính theo kg/ha).
Với chè mới trồng hoặc kiến thiết cơ bản phải bón cách xa gốc hơn 10cm.
Nguồn bài viết: http://danviet.vn/cam-nang-nha-nong/dinh-duong-tot-cho-che-cao-san-495780.html
Có thể bạn quan tâm

Tháng 10, trên khắp cánh đồng Mường Thanh đâu đâu cũng tấp nập là tiếng người hòa vang cùng tiếng máy. Mường Thanh vào mùa gặt, dọc đôi bờ sông Nậm Rốm là màu vàng óng ả của lúa xen lẫn màu xanh của ngói mới, của những màu tôn đỏ, tôn xanh. Cánh đồng Mường Thanh hiện ra như một bức tranh hữu tình tuyệt đẹp.

Canh tác trên đất đồi mới khai hoang khô cằn sỏi đá đã là điều khó, có thành quả nữa thì thật là điều “không tưởng”. Sau nhiều nỗ lực, cố gắng, chính quyền và người dân tái định cư (TĐC) thị xã Mường Lay đã hiện thực hóa được điều “không tưởng” ấy bằng chính sức mạnh từ niềm tin.

Từ trụ sở UBND xã Hiếu Liêm phải băng qua đoạn đường rừng lắt léo, lởm chởm đá chừng 4-5km mới đến vùng ven sông, suối của ấp 4, nơi xuất hiện một số “đại gia” trồng cam, quýt. Mùa này, quýt đường đang ra hoa, còn cam bắt đầu cho trái nhỏ. Đứng từ trên cao nhìn xuống, những vườn cam, quýt trông đều tăm tắp như tấm thảm màu xanh khổng lồ đang gợn sóng.

Trong những năm qua, huyện Châu Thành là địa phương chịu thiệt hại nặng do dịch bệnh chổi rồng trên nhãn. Bệnh chổi rồng gây hại làm giảm sản lượng hơn 50.000 tấn nhãn mỗi năm. Bằng nhiều biện pháp, các ngành chức năng có nhiều nỗ lực khống chế dịch bệnh nhưng hiệu quả vẫn chưa cao.

Khảo sát, đánh giá sơ bộ toàn bộ diện tích trên 818 ha ngô phát triển rất tốt, không có sâu bệnh và có khả năng cho năng suất cao. Thời điểm hiện tại, toàn bộ 818,7 ha ngô trồng lần thứ 2 trong vụ Mùa muộn đang trong thời kỳ vào sữa, thời tiết khá thuận lợi, đồng bào Xín Mần rất phấn khởi có thêm 1 vụ ngô được trồng rải vụ trong năm sắp cho thu hoạch.