Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Điểm mới canh tác lúa ở Sóc Trăng

Điểm mới canh tác lúa ở Sóc Trăng
Ngày đăng: 01/09/2015

Họ cùng nhau quyết tâm đưa vào chương trình những kỹ thuật mới nhằm phá vỡ những bế tắc về khan hiếm lực lượng lao động, chi phí đầu tư cao mà phần lợi nhuận lại ít ỏi.

Thế là với sự cổ vũ và bảo trợ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, cũng như doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang, nhóm đã quyết định ứng dụng kỹ thuật gieo mạ để sử dụng máy cấy cũng như thu hoạch lúa bằng máy.

Nhóm 5 nông dân đã được tập huấn kỹ thuật liên hoàn bao gồm chỉ sử dụng 1 giống đặc sản, gieo cấy cùng một thời gian và áp dụng gói biện pháp kỹ thuật do các nhà cố vấn của Cty CP Phân bón Bình Điền và Trung tâm Khuyến nông tỉnh hướng dẫn.

Nhóm cũng tự tay ghi chép tỷ mỉ các hoạt động đã được huấn luyện để tập tính toán kinh tế cho nay mai bước vào con đường làm ăn lớn.

Một đặc điểm khác là nhóm 5 nông dân thực hiện chương trình “Từ ruộng vườn đến trường quay” (RV-TQ) ở ngay trong khu vực của chương trình cánh đồng mẫu (CĐM) rộng 105 ha của tỉnh.

Và chính cánh đồng mẫu này lại là đối chứng của mô hình, không phải là đối chứng theo kỹ thuật tự phát của nông dân.

Cánh đồng mẫu cũng do Trung tâm Khuyến nông tỉnh phụ trách và cũng sử dụng 1 giống và loại Phân bón Đầu Trâu A1 và A2 của Cty Bình Điền để bón, chỉ khác nhau cơ bản là cánh đồng mẫu vẫn sử dụng phương pháp gieo sạ với lượng giống thay đổi từ 120 - 150 kg/ha.

Nhóm 5 nông dân thực hiện mô hình chưa làm đã thấy lợi. Đó là khi gieo mạ để cấy, họ chỉ tốn 50 kg giống là đủ cấy cho 1 ha lúa. Nếu tính cho 1 công chỉ mất 6,5 kg thóc.

Trong lúc nếu gieo sạ, tiết kiệm nhất cũng đã phải dùng đến 15,5 kg giống/công đất (120 kg/ha). Nhưng không ít bà con ta phải sạ đến 19 - 20 kg giống cho 1 công đất (150 kg/ha).

Hơn nữa cấy bằng máy cũng rất lợi công, nếu đất liền khoảnh thì mỗi máy cấy được 4 ha, trong lúc sạ bằng tay, nhanh lắm cũng chỉ được 1 ha mà không đủ lao động để thuê mướn.

Từ mô hình cho thấy nếu biết tổ chức liên kết giữa SX với cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm, đồng thời biết áp dụng kỹ thuật liên hoàn thì ngành trồng lúa vẫn có cơ tăng lợi nhuận gấp đôi so với tình trạng SX hiện nay, dù giá cả thị trường chưa mấy hấp dẫn.

Ngoài ra những nông dân thực hiện mô hình được Cty Bình Điền hỗ trợ toàn bộ phân bón theo mức 4.870.000 đ/ha .So sánh hiệu quả giữa mô hình "Từ ruộng vườn đến trường quay" với mô hình CĐM:

Từ số liệu ở bảng trên cho thấy chương trình RV-TQ cùng sử dụng nguồn phân bón Đầu Trâu do Bình Điền cung cấp, nhưng nếu có được đội ngũ cán bộ kỹ thuật hướng dẫn tại ruộng, kết hợp sử dụng cơ giới hóa cho SX đã mang lại hiệu quả cao hơn so với chương trình CĐM.

Mô hình RV-TQ giảm chi phí đầu tư các khoản đến 9,9%. Nhưng năng suất lúa lại cao hơn CĐM đến 8,4%, giảm giá thành SX 35%, nhưng giá bán lại tăng 6%, dẫn đến tổng thu nhập tăng hơn khu CĐM là 7.081.000 đ/ha, lợi nhuận tăng 9.284.000 đ/ha.

Làm lúa theo mô hình RV-TQ có tiền lời cao hơn CĐM đến 19,3%. Lãi ròng đạt 63% chứ không phải 30% như nhiều nông dân đã momg đợi.

Ở mô hình RV-TQ có tỷ suất lợi nhuận khá cao (1,707). Có nghĩa đầu tư 1 đồng vốn cho SX lúa trong mô hình đã thu lại được 1,7 đồng.

Như vậy nếu so với SX đại trà thì khu mô hình RV-TQ sẽ còn có lợi nhuận cao hơn nhiều do giảm chi phí SX nhiều hơn mà năng suất và giá bán cao hơn nên lợi nhận cũng còn cao hơn.

Khoản mục

ĐV

Mô hình

RV – TQ (1)

Mô hình CĐM (Đốichứng)

So sánh mô hình (1) với CĐM,tăng(+) giảm(-)

 

 

 

 

 

1/Tổng chi phí SX

Đ/ha

20.047.000

22.250.000

(-)2.203.000

 

 

 

 

 

2/NS lúa tươi (28%)

Kg/ha

7.753

7.150

(+)603(8,4%)

 

 

 

 

 

3/NS lúa khô (14%)

Kg/ha

6.537

6.028

(+)509(8,4%)

 

 

 

 

 

4/Gía  thành lúa tươi

Đ/kg

2.585

3.127

(-)542đ (35%)

 

 

 

 

 

5/Giá bán lúa tươi

Đ/kg

7.000

6.600

(+)400 (6%)

 

 

 

 

 

6/Tổng thu nhập

Đồng/ha

54.271.000

47.190.000

(+)7.081.000

 

 

 

 

 

7/Lợi nhuận thuần

Đồng/ha

34.224.000

24.940.000

(+)9.284.000

 

 

 

 

 

8/Lãi so với vốn

%

63,0

52,8

(+) 19,3%

 

 

 

 

 

9/Tỷ suất lợi nhuận

Lãi/vốn

1,707

1,120

 

         


Có thể bạn quan tâm

Ngư Dân Thừa Thiên - Huế Khó Tiếp Cận Vốn Phát Triển Thủy Sản Ngư Dân Thừa Thiên - Huế Khó Tiếp Cận Vốn Phát Triển Thủy Sản

Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản được ngư dân kỳ vọng có thêm điều kiện để đầu tư đóng mới, nâng cấp và cải hoán tàu cá vươn khơi bám biển dài ngày hiệu quả hơn. Tuy nhiên, tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, đến nay hầu hết ngư dân vẫn còn băn khoăn trong việc tiếp cận nguồn vốn này.

24/10/2014
Để Ngư Dân Tự Tin Vươn Khơi Để Ngư Dân Tự Tin Vươn Khơi

Lâu nay, ngư dân khai thác hải sản chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Khi ra khơi trên những chiếc tàu vỏ sắt, vỏ composite với các trang thiết bị hiện đại, ngư dân sẽ rất lúng túng. Vì vậy, đào tạo nghề cho ngư dân là việc làm hết sức cần thiết, giúp họ thêm tự tin khi vươn khơi.

24/10/2014
Huyện Năm Căn (Cà Mau) Chuyển Giao Kỹ Thuật Sản Xuất Tôm Sú Theo Vietgap Huyện Năm Căn (Cà Mau) Chuyển Giao Kỹ Thuật Sản Xuất Tôm Sú Theo Vietgap

Ngày 21/10, Trung tâm Giống Nông nghiệp tỉnh Cà Mau phối hợp với huyện Năm Căn tổ chức chuyển giao kỹ thuật sản xuất tôm sú theo Vietgap cho 15 học viên đại diện cho các công ty, cơ sở và trại sản xuất giống trên địa bàn huyện.

24/10/2014
Hậu Giang Cần Sớm Quy Hoạch Vùng Nuôi Cá Tra Hậu Giang Cần Sớm Quy Hoạch Vùng Nuôi Cá Tra

Trong quá trình thực hiện, cần quan tâm hướng dẫn các địa phương chuẩn bị nguồn cá tra giống đảm bảo yêu cầu về chất lượng; tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân tham gia quy trình chăn nuôi cá tra đạt tiêu chuẩn VietGAP; cũng như tạo điều kiện thuận lợi để các hộ thả nuôi trong vùng quy hoạch; đăng ký sản lượng sát với tình hình thực tế…

24/10/2014
Phấn Đấu Giá Trị Xuất Khẩu Thủy Sản Đạt 11 Tỷ USD Vào Năm 2020 Phấn Đấu Giá Trị Xuất Khẩu Thủy Sản Đạt 11 Tỷ USD Vào Năm 2020

Theo Báo cáo đề xuất Chương trình mục tiêu phát triển thủy sản bền vững giai đoạn 2016 - 2020, mục tiêu đến năm 2020, tổng sản lượng thủy sản đạt 7,0 triệu tấn (sản lượng khai thác thủy sản chiếm khoảng 65 - 70%). Giá trị XK thủy sản đạt 11 tỷ USD. Tỷ trọng thủy sản chiếm khoảng 33,3% trong GDP nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7 - 8%/ năm. Thu nhập bình quân đầu người của lao động cao gấp 3 lần hiện nay.

24/10/2014