Điều Tiết Việc Xuất Khẩu Nông Sản Sang Trung Quốc Do Ùn Tắc

Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương vừa ra thông báo điều tiết việc xuất khẩu nông sản, thuỷ sản sang Trung Quốc do thời gian qua xảy ra tình trạng ùn tắc nghiêm trọng.
Cụ thể, theo Cục Xuất nhập khẩu thời gian gần đây, tại các cửa khẩu trên địa bàn Lạng Sơn xuất hiện tình trạng ùn tắc đối với nhóm hàng nông sản, thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc.
Để giảm thiểu tình trạng ùn tắc, đồng thời đảm bảo chất lượng hàng hóa và tránh gây thiệt hại cho doanh nghiệp, Cục Xuất nhập khẩu đã có công văn gửi các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nông sản, thủy sản qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Theo đó, tại Công văn số 952/XNK-NS, Cục Xuất nhập khẩu đề nghị các doanh nghiệpkinh doanh xuất khẩu nông sản, thủy sản qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn triển khai thực hiện các nội dung sau:
Thứ nhất, xem xét, căn cứ theo tình hình thực tế để giãn tiến độ vận chuyển và giao hàng tại khu vực cửa khẩu Cốc Nam (Lạng Sơn) trong thời điểm hiện nay; hoặc có kế hoạch điều tiết chuyển cửa khẩu sang các khu vực cửa khẩu khác để giảm thiểu ùn tắc và đảm bảo an toàn chất lượng hàng hóa.
Thứ hai, thường xuyên trao đổi, liên hệ với khách hàng nước ngoài để chủ động trong việc thu mua hàng hóa và điều tiết việc vận chuyển hàng hóa lên các cửa khẩu thuộc khu vực biên giới phía Bắc tại thời điểm hiện nay để tránh thiệt hại cho doanh nghiệp.
Nguồn bài viết: http://cafef.vn/nong-thuy-san/dieu-tiet-viec-xuat-khau-nong-san-sang-trung-quoc-do-un-tac-2014112010284072016ca52.chn
Có thể bạn quan tâm

Trong ngôi nhà mới xây, anh Thắng không giấu nổi niềm vui xen lẫn niềm tự hào bộc bạch: “Thực tế cuộc sống quá khó khăn nên vợ chồng mình bàn nhau nhận thầu toàn bộ đập Đồng Màu gần 30ha để nuôi thả cá kiếm thêm thu nhập. Ban đầu đồng nước hoang vu toàn lau sậy, nhiều người cũng nói vào nói ra nhưng được chính quyền địa phương, khu dân cư ủng hộ mình quyết tâm làm đến cùng”.

Anh Lê Thanh Học người dân tộc Mường ở xóm Múc, xã Tam Thanh, huyện Tân Sơn bắt đầu nuôi giun quế từ tháng 2-2014. Sau khi anh cùng các hội viên Câu lạc bộ sinh kế cộng đồng xã Tam Thanh đến thăm trang trại nuôi giun quế ở Đông Anh - Hà Nội thì anh mới biết tới nghề nuôi giun này.

Qua kiểm tra, đánh giá giai đoạn 2005-2010 thành phố Việt Trì đã khuyến khích khôi phục, phát triển lại; huyện Phù Ninh lập dự án trồng hồng không hạt Gia Thanh. Giai đoạn 2012-2015 UBND tỉnh phê duyệt dự án trồng mới 30 ha hồng không hạt trên địa bàn huyện Phù Ninh, đến nay đã trồng được 13 ha.

Vụ mì vừa qua bà Mai cùng một số hộ nông dân khác ở Nghĩa Điền sử dụng giống mì NA1 để trồng trên đất mì cũ. So với giống mì KM94 mà nhiều hộ dân trồng trước đó, giống mì NA1 mới này cho năng suất bình quân lên đến 40 tấn/ha. Bà Mai cho biết thêm, so với thu nhập 7 triệu đồng/vụ mì từ giống KM94 thì khi chuyển sang trồng mì NA1, vụ mì năm 2014 thu nhập lên đến 12 triệu đồng/ha.

Nhiều xã khi còn thuộc huyện Sơn Tịnh đã được phê duyệt về “Quy hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020”. Tuy nhiên mọi nguồn vốn đầu tư... vẫn còn trên giấy, dẫn đến khối lượng công việc không thể thực hiện được, ứ lại, dồn qua năm sau. “Đến khi sáp nhập vào TP.Quảng Ngãi, cấp trên yêu cầu phải thực hiện lại Đề án trong khi số tiền thuê tư vấn thực hiện đề án của những năm trước vẫn còn nợ”, ông Văn Nguyên - Phó Chủ tịch UBND xã Tịnh Thiện bày tỏ.