Điều kiện vay vốn quá khắt khe

Song hiện nay, không chỉ hộ nông dân mà ngay cả doanh nghiệp (DN) khi đầu tư vào lĩnh vực này cũng gặp trở ngại khi tiếp cận các nguồn vốn vay vì điều kiện cho vay quá khắt khe.
Đơn cử, để đầu tư 1 trang trại nuôi gà 10.000 con phải cần ít nhất 20 tỷ đồng. Thế nhưng theo như chính sách khuyến khích DN đầu tư vào nông thôn của Chính phủ cũng chỉ được cho vay tối đa 3 tỷ đồng. Đã vậy còn khó thế chấp vì tài sản là chuồng trại nuôi heo, gà không được đưa vào làm tài sản đảm bảo.
Thiếu vốn đầu tư, không ít DN nhỏ chuyển sang chăn nuôi gia công cho các tập đoàn nước ngoài như CP, Japfa, Cargill.... Những tập đoàn này tổ chức bao tiêu từ khâu con giống, thức ăn, thuốc thú y, quy trình chăm sóc cho đến sản phẩm xuất chuồng nên người chăn nuôi hạn chế được thấp nhất rủi ro thua lỗ, phá sản do dịch bệnh gây ra.
Bà Lê Thị Xuân Hải- Giám đốc quản lý trang trại gà của Công ty Hùng Nhơn (xã Hưng Lộc, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai) cho biết để được tham gia nuôi gia công cho nước ngoài, DN cần phải đầu tư trang trại quy mô lớn cả chục tỷ, thậm chí cả trăm tỷ đồng. Nhưng thực tế không phải ai cũng đều sẵn có nguồn lực nên nhu cầu đi vay ngân hàng là rất cao. Theo Hội Nông dân huyện Xuân Lộc (Đồng Nai), trong một vài năm trở lại đây, nhu cầu vay vốn để tăng quy mô đàn lên 500 con, thậm chí 1.000 con heo/trại của nhiều hộ nông dân trên địa bàn tăng cao.
UBND tỉnh Bình Phước cũng vừa họp bàn về vấn đề thí điểm đầu tư xây dựng 10 trang trại nuôi heo tập trung quy mô lớn với tổng nguồn vốn dự kiến trên 1.500 tỷ đồng. Lãnh đạo tỉnh và các đơn vị tham gia cũng thống nhất, sau khi thí điểm thành công sẽ nhân rộng mô hình này trên toàn tỉnh.
Nhưng khi tiếp cận nguồn vốn tại các ngân hàng thường vướng vào điều kiện tài sản thế chấp. Bởi phần lớn nhà cửa, ruộng vườn của người dân một phần chưa có sổ, một phần cũng đã được thế chấp để vay trồng trọt, chăn nuôi nên phải thông qua các tổ, hội nông dân để vay. Song số tiền vay được rất ít, chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu. Ngoài ra nhiều hộ gia đình, DN còn ngại làm trang trại quy mô lớn khi vướng quy hoạch rồi các quy chuẩn kỹ thuật bảo vệ môi trường, xử lý nguồn nước thải quá khắt khe và tốn kém.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 19/6, UBND huyện Sông Hinh (Phú Yên) tổ chức triển khai chiến dịch tháng ra quân phòng trừ và tiêu hủy rệp sáp bột hồng hại sắn. Hiện diện tích sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng lên gần 100ha tại 9/11 xã, thị trấn; có nguy cơ tiếp tục phát triển, gây hại trên diện rộng.

Một ngày hè nắng chói chang, trời trong, biển lặng, chúng tôi lên tàu cao tốc vượt hơn ba mươi cây số từ TP Rạch Giá ra Hòn Tre, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, để tìm gặp “tỉ phú hồ tiêu”.

Dù mới "bén duyên" với mảnh đất Hồng Thái (Phú Xuyên - Hà Nội) được 2 năm nhưng cây măng tây xanh đã chứng tỏ sự phù hợp với chất đất bãi phù sa màu mỡ và mang lại thu nhập cao cho người nông dân nơi đây.

Hiện nay, nhiều nông dân vẫn “ưu ái” sử dụng các loại giống lúa có phẩm chất gạo trung bình, đặc biệt là IR50404. Tại Chợ Mới (An Giang), diện tích xuống giống IR50404 năm sau… cao hơn năm trước. Nông dân có lý do riêng để quyết tâm theo đuổi giống lúa này, dù ngành chức năng nhiều lần khuyến cáo.

Giá phân bón tăng đột biến vào đầu vụ sản xuất khiến nông dân gặp không ít khó khăn. Cụ thể, giá các loại phân ure hiện dao động từ 420 - 470 ngàn đồng/bao 50 kg, tăng từ 50 - 60 ngàn đồng/bao so với một tháng trước đó; giá phân NPK khoảng 570 ngàn đồng/bao 50 kg, tăng 50 ngàn đồng/bao...