Điều Ít Trái, Nông Dân Thấp Thỏm Ở Bình Thuận

Đến thời điểm này, nhiều bà con nông dân trồng điều trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đang bước vào mùa thu hoạch. Qua ghi nhận tại các vườn, mùa điều năm nay lượng trái ít hơn năm ngoái nhiều.
Điều ít trái, khiến không ít nông dân đã trót gắn với cây điều từ bao năm nay phải thấp thỏm, lo lắng. Tại huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận), diện tích trồng điều cũng khá nhiều, hầu hết tập trung ở các xã Thuận Hòa, Đông Giang, Đông Tiến... Đến lúc này, bà con nông dân nơi đây đã bước vào thu hoạch chính, nhưng lượng trái sụt giảm hơn năm ngoái gần một nửa.
Có mặt tại vườn điều 3 ha của gia đình bà Lê Thị Thu, ở thôn Dân Lễ, xã Thuận Hòa (Hàm Thuận Bắc), gia đình bà đang khẩn trương, thuê mướn người thu lượm để kịp bán giá cao. Bà Thu cho biết: “Điều năm nay, lượng trái giảm khá rõ, chỉ được hơn nửa năm rồi. Nhưng từ đầu mùa đến giờ, giá điều có chiều hướng tăng ở mức cao ổn định. Nên cố thu sớm để vớt vát chút ít trả công thuê mướn, cũng như chi phí đầu tư. Những ngày qua, vườn điều của gia đình mỗi ngày thu lượm gần 1 tạ hạt, cứ vài ngày lại bán một lần, mùa điều này ước thu khoảng hơn 3 tấn, so với năm ngoái sản lượng giảm hơn 1 tấn”.
Còn tại địa bàn huyện Hàm Tân, bà con nông dân trồng điều cũng chẳng mấy khả quan. Những ngày qua, họ cũng đang bước vào mùa thu hoạch rộ. Đa số lượng trái không bằng năm ngoái. Vì thế các chủ vườn tự mình thu hoạch, ngại thuê mướn nhân công. Gia đình ông Trịnh Quốc Định, ở thôn Láng Gòn, xã Tân Xuân (Hàm Tân), trồng gần 10 ha điều cao sản năm thứ 7. Mùa vừa rồi thu được khoảng 10 tấn, trừ chi phí lãi hơn 150 triệu đồng. Nhưng đến thời điểm này, vườn điều chỉ cho trái lai rai, nên cũng khó xác định mùa này có thu được khá như mọi năm hay không? “Vườn điều năm nay ít trái do ảnh hưởng của thời tiết, trước tết Nguyên đán có đợt áp thấp nhiệt đới làm điều bị rụng bông khá nhiều. Cá biệt, sau tết lại gặp những đợt sương muối nên bông khô rất nhiều, lượng trái đậu ít”, ông Định cho biết.
So với năm ngoái, năm nay bà con trồng điều ở Hàm Tân năng suất đã bị giảm gần nửa. Những tính toán đầu tư phát triển kinh tế gia đình từ nguồn thu cây điều sẽ bị ảnh hưởng phần nào. Họ không mạnh dạn đầu tư cho mùa điều năm sau. Cũng như các địa phương trên, người trồng điều ở huyện Đức Linh cũng không may mắn hơn. Mấy ngày qua, người trồng điều nơi đây đang khẩn trương thu hoạch đợt thứ hai. Gia đình ông Cao Thạch Bích, ở xã Đức Hạnh (Đức Linh) trồng điều lâu năm, diện tích cũng khá nhiều. Hiện điều đã gần cuối mùa, nhưng gia đình chỉ thu được vài trăm ký.
Điều mất mùa ít trái, nhưng bù lại giá tương đối cao vào thời điểm giữa và cuối mùa nên bà con cũng có lãi. Nếu như đầu mùa giá điều dao động từ 22.000 đồng/kg trở lên (tùy địa phương), thì hiện giá đã lên 27.000 đồng/kg.
Có thể bạn quan tâm

Trò chuyện với chúng tôi, ông Tỏa cho biết: Những năm 2000 trở về trước, gia đình ông chủ yếu sống đựa vào nghề nông, trồng cây lúa, cây ngô, vất vả làm lụng nhưng nguồn thu nhập chẳng được là bao, cuộc sống gia đình gặp nhiều khó khăn thiếu thốn

Phối hợp với doanh nghiệp, Hội Nông dân (ND), Hội Phụ nữ... dạy những nghề ND cần; vừa hỗ trợ đầu vào và bao tiêu đầu ra các sản phẩm ND làm ra là mô hình ở huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa.

Hàm Yên (Tuyên Quang) tuy mới chỉ trải qua 3 mùa chọi trâu nhưng đã nức tiếng bởi những con trâu chọi khổng lồ có giá trên nửa tỷ đồng. Và nghề săn trâu chọi bắt đầu xuất hiện ở xứ cam sành một cách đầy thú vị.

Năm 2005, ông Nữa quyết định vay 50 triệu đồng từ Chương trình vốn vay hỗ trợ việc làm cho ND của Hội ND và bắt đầu chuyển qua nuôi trồng thuỷ sản. Ông cho biết, trước đây ông làm nghề mành điện cho các hộ dân đi biển. Tình cờ một lần ông thấy một hộ dân nuôi cá trong lồng vừa đơn giản mà lại đạt hiệu quả kinh tế cao, ông quyết định đầu tư vào mô hình này

Không đòi hỏi quy trình kỹ thuật phức tạp, không cần quá nhiều vốn và diện tích, rủi ro thấp là những ưu điểm của nuôi tôm quảng canh cải tiến. Sau một thời gian áp dụng thành công, đây là mô hình đang được chú ý nhân rộng.