Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Điều ghép thay thế cho những vườn điều già cỗi

Điều ghép thay thế cho những vườn điều già cỗi
Ngày đăng: 10/06/2015

Chúng tôi gặp bà Nguyễn Thị Thanh ở thôn 2, xã Sơn Mỹ, được biết: “Tháng trước, đợt điều chín rộ, tôi đi cả ngày trong vườn điều già cỗi rộng 5 sào mà chỉ hái được hơn 10 kg điều hạt. Tôi để dành vài ngày hái một lần mới được chừng ấy đó. Còn bây giờ cả tuần mới được như vậy.

Tính ra trong vụ sản lượng khoảng 4 tạ, giá đầu vụ mỗi kg 29.000 - 29.500 đồng, nay giảm còn 26.500 đồng, thu hơn 10 triệu đồng; trừ chi phí bón phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật 5 triệu đồng, chỉ còn được 5 triệu đồng”. Đây cũng là con số thu nhập tương tự của hàng trăm hộ sở hữu những vườn điều già trong cuối mùa thu hoạch năm nay.

 Ông Nguyễn Công Mỹ, Chủ tịch Hội Nông dân xã Sơn Mỹ cho chúng tôi hay, ảnh hưởng đầu tiên từ biến đổi khí hậu năm nay nặng quá, làm thời tiết khô hạn kéo dài khiến những bông điều nở muộn, rồi khô khoắp, không mấy kết trái là nguyên nhân khiến mùa điều trễ, thưa thớt trái so với những năm trước.

Cùng với đó nhiều diện tích điều già cỗi, năng suất thấp dần cũng là điều dễ hiểu. Dù điều năm nay được giá hơn, dao động từ 26.000 - 29.000 đồng/kg, cao hơn năm ngoái 4.000 - 5.000 đồng/kg; nhưng năng suất thấp quá, bà con nông dân thu nhập không được bao nhiêu, không ít người đầu tư phân thuốc nhiều chỉ có thua lỗ nặng.

Cũng dễ nhận thấy rằng, trong những năm gần đây, nhiều diện tích điều giống cũ già cỗi trồng dày trong các khu dân cư đã tồn tại hơn 20 năm nay trên đất bạc màu, năng suất không thể so sánh với những vườn điều ghép trồng trong những năm gần đây. Mặc dù gặp cảnh hạn hán kéo dài nhưng sức chịu đựng của điều ghép bền bỉ hơn, năng suất cũng trội hơn các giống cũ. Với giá khá cao như năm nay thì hầu hết những người trồng giống mới có lãi, đủ trang trải cuộc sống gia đình.

Hướng lâu dài cho điều ghép

Được biết trong những năm gần đây, Hội Nông dân xã Sơn Mỹ đã khuyến khích người dân chuyển sang trồng giống điều ghép. Ông Nguyễn Công Mỹ cho biết thêm, qua những buổi tập huấn, tuyên truyền, chúng tôi hướng người dân chú trọng cây điều ghép thay thế dần những vườn điều già cỗi quá lâu năm.

Trong thời gian qua, thời tiết không mấy thuận lợi đã ảnh hưởng chung đến năng suất điều toàn xã; thực tế nhiều hộ đã trồng điều ghép đúng quy cách trên vùng đất bạc màu, được chăm sóc phát triển tốt, đem lại hiệu quả kinh tế lâu dài. Trong khi đó, một công ty nước ngoài (vốn đầu tư của Đức) tiêu thụ nhân hạt điều tại TP. Hồ Chí Minh, cam kết thu mua toàn bộ sản lượng của xã với điều kiện trồng điều sạch; nghĩa là người trồng 3 năm liền không sử dụng phân bón hóa học cho điều, chỉ dùng các loại phân hữu cơ bón cây.

Công ty đã đem một số mẫu Hội Nông dân Sơn Mỹ gửi thử nghiệm (đất trồng, trái, hạt điều) sang Đức kiểm định để có cơ sở tiêu thụ. Đây là tín hiệu vui cho người trồng điều Sơn Mỹ về đầu ra, giá cả ổn định theo hợp đồng với doanh nghiệp. Tuy nhiên đòi hỏi bà con nông dân trồng điều ghép nâng cao chất lượng hạt khi đã cam kết...


Có thể bạn quan tâm

Cánh Đồng Mẫu Lớn Mô Hình Hay Phần 2 Cánh Đồng Mẫu Lớn Mô Hình Hay Phần 2

Tình trạng sản xuất nhỏ lẻ của bà con nông dân trong thời gian qua đã đưa tới lợi nhuận mang về cho bà con nông dân rất kém. Thêm vào đó đầu ra hạt gạo không ổn định, sức cạnh tranh trên thị trường thế giới chưa lớn. Do vậy, mục tiêu của việc xây dựng cánh đồng mẫu lớn là muốn bà con nông dân cùng hợp tác lại để bà con có thể hưởng lợi từ các dịch vụ

01/10/2011
Mô Hình Trồng Dừa Ta Hiệu Quả Kinh Tế Cao Mô Hình Trồng Dừa Ta Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Nhờ sưu tầm trồng nhiều giống dừa chất lượng và có cách chăm sóc phù hợp, vườn dừa của ông Đỗ Thành Thưởng (mọi người thường gọi là ông Tám Thưởng), ở ấp 2, xã Hưng Phong, huyện Giồng Trôm đã đem về thu nhập cao cho gia đình ông.

23/12/2011
Mô Hình Nuôi Thỏ Thành Công Đầu Tiên Tại Bình Sơn Mô Hình Nuôi Thỏ Thành Công Đầu Tiên Tại Bình Sơn

Năm 2011, Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Bình Sơn đã phối hợp với UBND xã Bình Phú, triển khai mô hình nuôi thỏ New Zealand tại hộ anh Phạm Tấn Cung ở thôn An Thạch 1, xã Bình Phú, huyện Bình Sơn. Đây là mô hình nuôi thỏ New Zealand thành công đầu tiên tại địa phương này, mở ra triển vọng trong công tác phát triển giống, con vật nuôi mới; tạo ra nghề chăn nuôi mới cho nông dân địa phương.

19/05/2012
Quạt Nước Nuôi Tôm Cuốn Lột Hết Da Bộ Phận Sinh Dục Quạt Nước Nuôi Tôm Cuốn Lột Hết Da Bộ Phận Sinh Dục

Hôm 28 tháng 1, ê-kíp mổ của khoa Nam học bệnh viện Bình Dân ở Sài Gòn tiến hành ca phẫu thuật kéo dài hơn một giờ đồng hồ để ghép lại toàn bộ da dương vật và vùng bìu cho nam bệnh nhân N.V.L. Trong lúc làm việc dưới hồ nuôi tôm, anh L. đã bị cánh quạt của chiếc máy quấn vào quần đùi, rồi cuốn luôn dương vật, làm đứt phăng lột hết toàn bộ da dương vật, da vùng bìu

23/10/2011
Thu Nhập “Bạc Triệu” Nhờ Nuôi Tôm Thu Nhập “Bạc Triệu” Nhờ Nuôi Tôm

Nổi bật là hộ Nguyễn Văn Rừng thu lãi cao nhất với hơn 111 triệu đồng/ha, hộ Lê Thành Công thu lãi gần 82 triệu đồng/ha, Nguyễn Thành Trí thu lãi 70 triệu đồng/ ha, hộ Trần Văn Quân thu lãi trên 67 triệu đồng/ha... Mô hình này đã giúp nhiều nông hộ ở địa phương có được nguồn thu nhập đáng kể trong mùa nước nổi

01/10/2011