Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Điều ghép thay thế cho những vườn điều già cỗi

Điều ghép thay thế cho những vườn điều già cỗi
Ngày đăng: 10/06/2015

Chúng tôi gặp bà Nguyễn Thị Thanh ở thôn 2, xã Sơn Mỹ, được biết: “Tháng trước, đợt điều chín rộ, tôi đi cả ngày trong vườn điều già cỗi rộng 5 sào mà chỉ hái được hơn 10 kg điều hạt. Tôi để dành vài ngày hái một lần mới được chừng ấy đó. Còn bây giờ cả tuần mới được như vậy.

Tính ra trong vụ sản lượng khoảng 4 tạ, giá đầu vụ mỗi kg 29.000 - 29.500 đồng, nay giảm còn 26.500 đồng, thu hơn 10 triệu đồng; trừ chi phí bón phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật 5 triệu đồng, chỉ còn được 5 triệu đồng”. Đây cũng là con số thu nhập tương tự của hàng trăm hộ sở hữu những vườn điều già trong cuối mùa thu hoạch năm nay.

 Ông Nguyễn Công Mỹ, Chủ tịch Hội Nông dân xã Sơn Mỹ cho chúng tôi hay, ảnh hưởng đầu tiên từ biến đổi khí hậu năm nay nặng quá, làm thời tiết khô hạn kéo dài khiến những bông điều nở muộn, rồi khô khoắp, không mấy kết trái là nguyên nhân khiến mùa điều trễ, thưa thớt trái so với những năm trước.

Cùng với đó nhiều diện tích điều già cỗi, năng suất thấp dần cũng là điều dễ hiểu. Dù điều năm nay được giá hơn, dao động từ 26.000 - 29.000 đồng/kg, cao hơn năm ngoái 4.000 - 5.000 đồng/kg; nhưng năng suất thấp quá, bà con nông dân thu nhập không được bao nhiêu, không ít người đầu tư phân thuốc nhiều chỉ có thua lỗ nặng.

Cũng dễ nhận thấy rằng, trong những năm gần đây, nhiều diện tích điều giống cũ già cỗi trồng dày trong các khu dân cư đã tồn tại hơn 20 năm nay trên đất bạc màu, năng suất không thể so sánh với những vườn điều ghép trồng trong những năm gần đây. Mặc dù gặp cảnh hạn hán kéo dài nhưng sức chịu đựng của điều ghép bền bỉ hơn, năng suất cũng trội hơn các giống cũ. Với giá khá cao như năm nay thì hầu hết những người trồng giống mới có lãi, đủ trang trải cuộc sống gia đình.

Hướng lâu dài cho điều ghép

Được biết trong những năm gần đây, Hội Nông dân xã Sơn Mỹ đã khuyến khích người dân chuyển sang trồng giống điều ghép. Ông Nguyễn Công Mỹ cho biết thêm, qua những buổi tập huấn, tuyên truyền, chúng tôi hướng người dân chú trọng cây điều ghép thay thế dần những vườn điều già cỗi quá lâu năm.

Trong thời gian qua, thời tiết không mấy thuận lợi đã ảnh hưởng chung đến năng suất điều toàn xã; thực tế nhiều hộ đã trồng điều ghép đúng quy cách trên vùng đất bạc màu, được chăm sóc phát triển tốt, đem lại hiệu quả kinh tế lâu dài. Trong khi đó, một công ty nước ngoài (vốn đầu tư của Đức) tiêu thụ nhân hạt điều tại TP. Hồ Chí Minh, cam kết thu mua toàn bộ sản lượng của xã với điều kiện trồng điều sạch; nghĩa là người trồng 3 năm liền không sử dụng phân bón hóa học cho điều, chỉ dùng các loại phân hữu cơ bón cây.

Công ty đã đem một số mẫu Hội Nông dân Sơn Mỹ gửi thử nghiệm (đất trồng, trái, hạt điều) sang Đức kiểm định để có cơ sở tiêu thụ. Đây là tín hiệu vui cho người trồng điều Sơn Mỹ về đầu ra, giá cả ổn định theo hợp đồng với doanh nghiệp. Tuy nhiên đòi hỏi bà con nông dân trồng điều ghép nâng cao chất lượng hạt khi đã cam kết...


Có thể bạn quan tâm

Hội Nông dân cần nắm bắt tình hình nông dân thường xuyên Hội Nông dân cần nắm bắt tình hình nông dân thường xuyên

Để thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ trọng tâm là tuyên truyền, vận động, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên, nông dân (ND), Hội ND các cấp phải coi việc nắm bắt và báo cáo kịp thời tình hình ND là hoạt động thường xuyên, liên tục.

16/11/2015
Bí quyết nuôi bò lớn nhanh, ít bệnh Bí quyết nuôi bò lớn nhanh, ít bệnh

Nhờ chí thú và ham học hỏi trong chăn nuôi bò, chỉ sau 2 năm gia đình anh Phạm Dũng, thôn Bến Đền Tây, xã Điện Quang, thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) đã thoát nghèo.

16/11/2015
Khó khăn trong xét nghiệm chất cấm trên heo Khó khăn trong xét nghiệm chất cấm trên heo

Đại diện của Chi cục Chăn nuôi TP.HCM nêu khó khăn: Khi phát hiện chất cấm, phải giữ heo từ 5-7 ngày chờ kiểm tra. Điều này thường khiến heo bị giảm đề kháng, hay bị lở mồm, long móng.

16/11/2015
Cần đưa ngay vàng ô vào danh mục chất cấm Cần đưa ngay vàng ô vào danh mục chất cấm

Đại biểu Đinh Thị Phương Khanh (Long An) là người đưa ra đề xuất kiên quyết tại nghị trường, rằng không phải cứ đợi gây hậu quả chết người mới xử lý hình sự những đối tượng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, mà cần xử lý ngay nếu bắt quả tang được hành vi này.

16/11/2015
Trộn chất Vàng ô vào thức ăn chăn nuôi hành vi vô nhân đạo Trộn chất Vàng ô vào thức ăn chăn nuôi hành vi vô nhân đạo

Đây là hành vi vô đạo đức của những người sản xuất, bởi ngay trên bao bì đựng chất này đã ghi rõ chỉ được phép sử dụng trong công nghiệp nhuộm vải, giấy, xây dựng, nghiêm cấm sử dụng tạo màu trong chế biến thực phẩm và sản xuất thức ăn chăn nuôi...

16/11/2015