Điều Ghép Cho Năng Suất Cao

Năm 2002, ông Nguyễn Văn Thành ở thôn Bình Tiến 1, xã Phước Minh (Bù Gia Mập - Bình Phước) mua 140 cây điều ghép về trồng thử nghiệm. Chỉ 2 năm sau, cây cho trái bói và đến năm thứ 3 cho thu hoạch. Giống điều ghép cho sản lượng ổn định, năng suất cao. Năm 2013, số điều ghép cho thu 3,3 tấn hạt khô, bán được 115 triệu đồng. Dự kiến vụ này, ông thu về khoảng 3,5 tấn hạt khô.
Ông Thành cho biết: Giống điều ghép có sức đề kháng tốt, có khả năng chống lại nhiều loại nấm bệnh gây hại nên cho sản lượng cao. Nếu giống điều thường trồng trên địa bàn xã cho năng suất cao nhất từ 2-3 tấn/ha thì điều ghép đạt từ 3,3-4 tấn/ha.
Để giữ vườn điều, ông Thành đã trồng xen 300 nọc tiêu. Nhờ tán cây điều phủ bóng rợp nên cây tiêu sinh trưởng, phát triển nhanh. Còn cây điều thì giữ được độ ẩm, được bổ sung chất dinh dưỡng nên sản lượng tăng khoảng 20%. Mùa mưa tới, ông Thành tiếp tục trồng xen 400 nọc tiêu trong vườn điều.
Hiện ở thôn Bình Tiến 1 đã có nhiều hộ làm theo cách của ông Thành nhằm tăng nguồn lợi trên cùng một diện tích canh tác.
Có thể bạn quan tâm

Cùng với việc mở cửa thêm nhiều thị trường từ nay đến cuối năm, XK rau quả năm 2015 đang mở ra cánh cửa có thể tạo đột phá, cán đích 2 tỉ USD.

Dù Đồng Nai chưa bước vào mùa thu hoạch rộ ngô vụ hè thu (dự kiến vào giữa tháng 8), nhưng giá ngô thương phẩm hiện đang sụt giảm, trong khi đó trồng ngô lấy thân lại được giá...

Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lục Nam (Bắc Giang), năm nay toàn huyện có 620 ha nhãn cho thu hoạch, sản lượng ước đạt hơn 5 nghìn tấn (tập trung ở các xã: Đan Hội, Đông Hưng, Lục Sơn, Đông Phú), tăng tương ứng 20 ha và 500 tấn so với năm ngoái.

Trong những chủ trang trại đã gặp ở Bình Phước, tôi khá ấn tượng với lão nông Dụng Quý Đông. Ấn tượng về trang trại Quý Đông không phải vì 20 ha cây ăn trái - bởi trên địa bàn tỉnh có những trang trại cả trăm ha - mà là từ cách làm nông nghiệp theo hướng bền vững cũng như tư duy chiến lược của anh.

Đến tháng 6/2015, diện tích nhiễm bệnh đốm nâu đã tăng lên 2.582 ha, chủ yếu tại 2 huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận), tuy nhiên không có diện tích nhiễm nặng. Theo dự báo của Chi cục Bảo vệ thực vật, diện tích bị nhiễm và mức độ nhiễm bệnh đốm nâu trên cành non và các lứa trái chính vụ sẽ tiếp tục gia tăng trong mùa mưa.