Điêu Đứng Vì Nuôi Chồn Nhung Đen

Hiện lượng chồn nhung đen này không tiêu thụ được do người hứa sẽ bao tiêu sản phẩm đã “cao chạy xa bay”, khiến người nuôi thiệt hại nặng nề
Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa đề xuất chủ tịch UBND tỉnh này chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm soát, xử lý, nhằm không để người dân tiếp tục mở rộng nuôi và mua bán chồn nhung đen.
Trước đó, qua điều tra, Công an tỉnh xác định ông Đoàn Viết Châu (ngụ huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình) là người đã bán giống chồn nhung đen (giá 2 triệu đồng/con) cho nông dân trên địa bàn và hứa sẽ bao tiêu sản phẩm theo hình thức đa cấp cho người dân.
Ban đầu có 7 hộ dân trên địa bàn tỉnh nuôi loài vật này với số lượng 1.000 con, nhưng dần dần phát triển lên hàng trăm hộ nuôi với số lượng hàng chục nghìn con. Tuy nhiên, hiện lượng chồn nhung đen này không tiêu thụ được do ông Châu đã “cao chạy xa bay”, khiến người nuôi thiệt hại nặng nề.
Có thể bạn quan tâm

Cá tra là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Tuy nhiên, những năm gần đây xuất khẩu mặt hàng này giảm, đặc biệt thị trường Châu Âu giảm rất mạnh.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, năm 2013 Việt Nam đã nhập xấp xỉ 70.000 con bò sống từ Úc, đứng thứ 3 trong số các nước nhập khẩu trâu, bò sống từ nước này. Đó là chưa kể một lượng lớn thịt bò Úc được nhập dưới dạng đông lạnh.

Trong đó huyện Vị Xuyên trồng 50 ha và được triển khai trồng tại 3 xã Trung Thành, Ngọc Linh và Bạch Ngọc; huyện Bắc Quang triển khai 5 ha tại xã Vĩnh Phúc với 16 hộ tham gia và huyện Quang Bình trồng 5 ha tại xã Tiên Nguyên 1,0 ha (với 3 hộ tham gia) và thị trấn Yên Bình 4,0 ha (với 24 hộ tham gia). Thời điểm triển khai trồng chanh leo từ đầu tháng 3/2014.

Mặc dù tháng 3, tháng 4 năm nay thời tiết chưa phải là quá nóng so với nhiều năm trước đây nhưng tình trạng nghêu chết hàng loạt trong tỉnh Bến Tre đã diễn ra, gây nhiều thiệt hại cho các hợp tác xã (HTX). Ngành Nông nghiệp cũng đã cử đoàn cán bộ kỹ thuật trực tiếp xuống các sân nghêu để tìm hiểu nguyên nhân và có giải pháp hạn chế.

Ông Đoàn Quốc Lượm một ngư dân tại cửa biển Sông Đốc cho biết: Sau khoảng 20 ngày khai thác, chiếc tàu lưới kéo của gia đình thu hoạch được hàng chục tấn cá các loại. Do giá cá biển đang ở mức cao, nên sau khi trừ chi phí và chia cho ngư phủ, ông Lượm còn lãi khoảng 100 triệu đồng. Được mùa cá, nhưng các phương tiện làm nghề câu mực tại thị trấn Sông Đốc lại có một chuyến biển thất thu, chỉ từ huề đến lỗ vốn.