Điêu Đứng Vì Nuôi Chồn Nhung Đen

Hiện lượng chồn nhung đen này không tiêu thụ được do người hứa sẽ bao tiêu sản phẩm đã “cao chạy xa bay”, khiến người nuôi thiệt hại nặng nề
Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa đề xuất chủ tịch UBND tỉnh này chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm soát, xử lý, nhằm không để người dân tiếp tục mở rộng nuôi và mua bán chồn nhung đen.
Trước đó, qua điều tra, Công an tỉnh xác định ông Đoàn Viết Châu (ngụ huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình) là người đã bán giống chồn nhung đen (giá 2 triệu đồng/con) cho nông dân trên địa bàn và hứa sẽ bao tiêu sản phẩm theo hình thức đa cấp cho người dân.
Ban đầu có 7 hộ dân trên địa bàn tỉnh nuôi loài vật này với số lượng 1.000 con, nhưng dần dần phát triển lên hàng trăm hộ nuôi với số lượng hàng chục nghìn con. Tuy nhiên, hiện lượng chồn nhung đen này không tiêu thụ được do ông Châu đã “cao chạy xa bay”, khiến người nuôi thiệt hại nặng nề.
Có thể bạn quan tâm

Cách ngã tư Ga (Q.12) khoảng 2 km, đi qua những con đường ngoằn ngoèo nhưng khi hỏi thăm thông tin về trại nuôi chó Phú Quốc của anh Tưởng Văn Quý thì rất nhiều người biết. Không những nổi tiếng ở địa phương mà tiếng lành đồn xa đến nhiều tỉnh thành trong cả nước với nghề nuôi chó Phú Quốc của chàng trai trẻ có biệt danh “Quý khuyển”.

Phương pháp sạ hàng lúa bằng máy kéo tay là một tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp đang được nhân rộng ở huyện Cái Bè (Tiền Giang). Hiện toàn huyện có 120.000 máy sạ hàng, đáp ứng nhu cầu xuống giống cho hơn 98% diện tích lúa Hè thu.

Sau vụ thu hoạch vải thiều, thời tiết trên địa bàn huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) thường có nắng mưa xen kẽ gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây vải thiều. Đặc biệt là ở những vườn vải thấp, dễ xảy ra tình trạng ngập úng nhiều ngày. Nếu người dân không làm rãnh thoát nước tốt thì cây vải thiều sẽ chết rút.

Hơn 20 hộ dân ở thôn Suối Thông B, xã Đạ Ròn (Đơn Dương - Lâm Đồng) tự phân công sản xuất từng loại rau theo thỏa thuận với hệ thống siêu thị ở TP.Hồ Chí Minh. Quy trình sản xuất được kiểm tra nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn VietGAP, nếu hộ nào không tuân thủ sẽ chịu các hình thức kỷ luật tương xứng như cảnh cáo, khai trừ…

Theo Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT), đàn bò thịt cả nước từ 6,7 triệu con năm 2007 giảm xuống còn 5,07 triệu con vào năm 2014, tức chỉ trong 7 năm đã giảm khoảng 1,63 triệu con. Do nguồn cung trong nước đáp ứng chưa tới 30% nhu cầu tiêu dùng nên Việt Nam phải nhập khẩu 300.000 - 400.000 con bò thịt mỗi năm từ Australia, Lào, Campuchia, Thái Lan...