Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Điêu Đứng Giá Mía

Điêu Đứng Giá Mía
Ngày đăng: 23/10/2014

Giá mía năm nay tiếp tục giảm khiến bà con trồng mía trong vùng quy hoạch tập trung tại các xã Trí Lực, Trí Phải, Biển Bạch của huyện Thới Bình (Cà Mau) thua lỗ...

Theo các nông hộ trồng mía, đầu vụ giá mía còn bán được giá 600đ/kg. Hiện tại, bà con đang vào vụ thu hoạch rộ, giá mía tiếp tục giảm thấp chỉ được giá 500đ/kg. So với thời điểm này năm trước giá mía đã giảm 200 - 250đ/kg.

Ông Trịnh Văn Chiều, một hộ dân trồng mía đã hơn 20 năm tại ấp 8, xã Trí Lực cho biết, khoảng 4 năm trước, giá mía từ 1.000 – 1.200đ/kg, khi đó cây mía là nguồn sống của bà con, nhưng 3 năm nay giá mía liên tục giảm, từ 800đ/kg xuống dần, giờ thì chạm đáy. Mía ở giá này chỉ chết dân, người trồng mía cầm chắc thua lỗ.

Theo tính toán của ông Chiều, người trồng mía chuyên canh thì phải đầu tư 8 triệu đồng/công/năm. Trong đó, 1 tấn hom giá 1 triệu đồng; công làm đất, đặt hom khoảng 1 triệu đồng; công chăm sóc (làm cỏ, vun gốc, lột lá…) hết 1,5 triệu đồng; mướn người thu hoạch mỗi tấn hết 170 ngàn đồng (năng suất mía nhà ông khoảng 13 tấn/công), tức là hết khoảng 2,3 triệu; tiền phân thuốc một năm 2 triệu đồng, tính thêm những chi phí phát sinh thì 8 triệu đồng/công còn chưa đủ.

Gia đình ông Chiều hiện có 18 ha đất trồng mía đang thu hoạch. Ông là một trong những hộ trồng mía với diện tích lớn và làm chuyên nghiệp nhất nhì tại xã Trí Lực. Tuy nhiên, theo tính toán của ông thì càng làm quy mô lớn thì càng chết. Do hầu như tất cả các khâu đều phải thuê người làm. Dù năng suất thu cao hơn mức trung bình vài tấn/ha, nhưng mỗi công ông vẫn lỗ gần 2 triệu đồng.

Theo tìm hiểu của phóng viên, những hộ dân trồng mía bình thường, quy mô nhỏ hơn, tận dụng công nhà làm thì cũng chẳng thể thoát cảnh thua lỗ.

Một số bà con trồng mía ở xã Trí Phải cho biết, năng suất, sản lượng mía năm nay thấp hơn mọi năm do mùa hạn kéo dài, trung bình chỉ khoảng 10 tấn/công. Giá mía ở mức khoảng 600đ/kg nông dân mới hòa vốn. Với giá như hiện nay, sau khoảng 10 tháng vất vả vun trồng làm ra sản phẩm, trước mắt lời không thấy mà thấy rõ lỗ.

Ông Nguyễn Hoàng Lâm, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Thới Bình: "Diện tích đất trồng mía của huyện năm nay gần 1.800 ha, tập trung ở các xã Trí Phải, Trí Lực, Biển Bạch và một phần nhỏ của các xã lân cận. Giá mía tại địa phương đang được thu mua quá thấp, chỉ 500đ/kg, làm cho gần 1.700 hộ dân trồng mía trên địa bàn đứng trước hoàn cảnh hết sức khó khăn".

"Bao nhiêu vốn liếng tôi đầu tư vào đây, cả một năm trời bán mặt cho đất, bán lưng cho trời tưởng giá mía được như năm trước, thì còn kiếm lại được mấy đồng. Ai ngờ, mía rớt giá thê thảm thế này. Năm sau chúng tôi lấy đâu vốn tái đầu tư và lo cho cuộc sống gia đình", anh Trần Thanh Bằng, nông hộ trồng mía tại xã Trí Lực than thở.

Nguyên nhân giá mía giảm, theo ý kiến của cơ quan chức năng là do lượng đường tồn đọng trong nước còn nhiều. Trong khi đó, các DN chế biến còn phải chịu sức ép từ đường ngoại nhập vào nước ta, chính vì vậy giá mía mới thấp như hiện nay. Hiện tại giá mía thu mua trung bình ở Cà Mau đang ở mức thấp hơn các tỉnh xung quanh còn do nguyên nhân khác.

Theo người dân địa phương, nguyên nhân giá mía ở Cà Mau giảm là do Cty CP Mía đường Tây Nam (đặt tại ấp 1, xã Trí Phải, huyện Thới Bình), đơn vị duy nhất thu mua, bao tiêu sản phẩm mía tại Cà Mau đã có thông tin dừng thu mua nguyên liệu, ngừng mọi hoạt động sản xuất vì làm ăn thua lỗ và bị cấm hoạt động do không đảm bảo việc xử lý nước thải.

“Nhà máy đường không thu mua, đương nhiên chúng tôi phải bán cho thương lái vùng trên để đưa đi nơi khác. Tại địa phương hiện nay chỉ có các thương lái bên Kiên Giang và các nơi khác đến mua mía, đương nhiên họ phải tính thêm công vận chuyển, chưa nói đến việc chúng tôi bị ép giá. Giá mía thấp là phải rồi", anh Trần Chí Dũng ngụ xã Trí Phải nói.

Điều các hộ dân đang lo lắng chính là, sản lượng mía hiện khai thác chưa được bao nhiêu mà giá mía đã thấp thế này, nếu nhà máy dừng mọi hoạt động thật thì giá sẽ còn tiếp tục lao dốc.


Có thể bạn quan tâm

Hội Nông Dân Xã Hải Phúc Hỗ Trợ Nông Dân Nuôi Trồng Thủy Sản Hội Nông Dân Xã Hải Phúc Hỗ Trợ Nông Dân Nuôi Trồng Thủy Sản

Xã Hải Phúc (Hải Hậu, Nam Định) có trên 60ha diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó chủ yếu là nuôi tôm thẻ chân trắng và một số mô hình nuôi cá truyền thống, cá vược. Bám sát chủ trương của Đảng ủy, UBND xã về phát triển nuôi trồng thủy sản trở thành ngành kinh tế “mũi nhọn”, những năm qua Hội Nông dân (HND) xã đã tích cực tuyên truyền, hỗ trợ cho hội viên phát triển nuôi thủy sản theo hướng bền vững.

27/10/2014
Bình Định Tập Huấn Nuôi Trồng Thủy Sản Thực Hành VietGAP Bình Định Tập Huấn Nuôi Trồng Thủy Sản Thực Hành VietGAP

Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư (KNKN) tỉnh Bình Định vừa tổ chức lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ công tác khuyến ngư với chuyên đề “Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản (NTTS) tốt - VietGAP”. Tham gia lớp tập huấn có 60 học viên (HV) là cán bộ trạm khuyến nông, khuyến nông viên-khuyến ngư viên cơ sở trong tỉnh.

27/10/2014
Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Nguy Cơ Từ Việc Phá Vỡ Quy Hoạch Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Nguy Cơ Từ Việc Phá Vỡ Quy Hoạch

Những năm gần đây, con tôm thẻ chân trắng đã đem lại cho nhiều hộ dân của tỉnh giàu lên nhanh chóng. Tuy nhiên, cùng với những cái được ấy là nguy cơ người dân đua nhau nuôi tôm thẻ chân trắng làm phá vỡ quy hoạch, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sinh thái.

27/10/2014
Nỗi Buồn Trên Những Bè Tôm Nỗi Buồn Trên Những Bè Tôm

Vùng nuôi tôm hùm Vạn Thạnh (huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) những ngày này thật u ám, bởi tôm hùm đang chết liên tục. Trên cầu cảng Đầm Môn, người dân hỏi han nhau về bệnh của tôm, ai nấy đều lắc đầu ngán ngẩm trước nguy cơ một vụ tôm thua lỗ .

27/10/2014
Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) Thay Đổi Nhận Thức Về Đánh Bắt Và Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) Thay Đổi Nhận Thức Về Đánh Bắt Và Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản

Ngày 24/10, huyện Quảng Điền phối hợp với Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tổng kết dự án “Huy động sự tham gia của người dân để bảo vệ môi trường phá Tam Giang”.

27/10/2014