Diệt Sâu Hồng Không Cần Bao Trái

Diệt sâu hồng trên bưởi da xanh không cần bao trái. Đó là kinh nghiệm của ông Nguyễn Văn Hồng Vân - Tổ trưởng Tổ liên kết sản xuất bưởi da xanh (tổ 1), ở ấp 4 - xã Bình Hòa (Giồng Trôm - Bến Tre).
Ông Hồng Vân vừa thu hoạch bưởi, “Năm vừa qua, gia đình tôi thu nhập từ bưởi da xanh, cam sành, quýt và chanh khoảng 150 triệu đồng. Tôi có 7 công đất. Năm 2013, tôi cho bưởi ra trái rải vụ được 4,5 tấn, cam sành gần 3 tấn, quýt khoảng 0,6 tấn và chanh gần 2 tấn”.
Theo ông Hồng Vân, để thu hoạch được 4,5 tấn bưởi da xanh, ông áp dụng biện pháp xịt nước trực tiếp lên trái bưởi. Cách 2-3 ngày xịt nước với công suất mạnh lên trái bưởi. Biện pháp này do ông nghĩ ra để làm trôi trứng bướm sâu hồng đang bám trên trái bưởi. Nếu cần, nông dân dùng máy bơm rửa xe honda để xịt trực tiếp lên trái bưởi. Nước bắn với lực mạnh sẽ làm trứng sâu hồng trôi hết. Trong vườn bưởi nên nuôi kiến vàng để chúng góp phần diệt trứng của sâu hồng.
Ở các vườn bưởi trong toàn tỉnh, hiện nay hầu hết nhà vườn phòng tránh sâu hồng bằng cách bao trái. Ông Lê Thanh Hải - Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Hòa nói: “Bao trái thì da trái bưởi không đẹp. Tôi thấy biện pháp xịt nước mà ông Hồng Vân áp dụng để bắn trứng sâu hồng là rất hiệu quả.
Nhờ đó mà gần 7 công đất trồng bưởi da xanh của ông Hồng Vân luôn đạt hiệu quả kinh tế cao. Mô hình diệt sâu hồng kiểu này nên nhân rộng ra các vườn bưởi không chỉ ở Giồng Trôm. Ngoài ra, nên kết hợp nuôi gà thả vườn để gà ăn trứng sâu hồng khi bị nước bắn rớt xuống đất”.
Có thể bạn quan tâm

“Gà “tiến vua”có đôi chân rất to, sần sùi, da đỏ hồng, dáng vẻ oai vệ, khi trưởng thành gà trống có thể nặng đến 4,5kg. Đây là giống gà nuôi cổ truyền của xã Đông Tảo (huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) thường được dùng để “tiến vua” ngày xưa” - ông Nguyễn Văn Bộ (ấp Hà Bao 1, xã Đa Phước, huyện An Phú, tỉnh An Giang) cho biết.

Như tin báo Kinh tế & Đô thị đã đưa, tình trạng sữa tươi sản xuất ra không tiêu thụ hết tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội và một số địa phương khác đã khiến cho người chăn nuôi lo lắng. Ngày 12/1, Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội (Sở NN&PTNT) đã có buổi làm việc với các hộ sản xuất và DN để tìm hướng tháo gỡ. Đến nay, tình hình thu mua sữa đã bước đầu đi vào ổn định.

Đối với lúa vụ xuân 2015, các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc chỉ đạo nông dân gieo mạ trà lúa xuân muộn xung quanh tiết Lập xuân (4/2) và cấy xong trong tháng 2/2015. Đối với lúa gieo thẳng tập trung gieo từ 10 - 25/2 (trước hoặc ngay sau Tết Âm lịch, tùy theo nhóm giống) để đảm bảo thời gian lúa trỗ thuận lợi nhất.

Tình trạng nông dân lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) còn diễn ra phổ biến, trong khi công tác quản lý việc sử dụng cũng như kinh doanh thuốc BVTV ở cơ sở còn rất hạn chế. Đó là những yếu kém được chỉ ra tại Hội nghị toàn quốc về công tác BVTV do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 29/1.

Chỉ vì mua giống cà phê trôi nổi trên thị trường, không ít nông dân ngậm ngùi nhận “trái đắng” bởi đã đặt niềm tin nhầm chỗ. Không những vốn liếng, công sức bao năm đầu tư, chăm bẵm của người dân đổ sông đổ bể mà giờ đây, họ còn phải tốn kém thêm tiền của, thời gian để phá bỏ và trồng thay thế cây mới.