Diệt Sâu Hồng Không Cần Bao Trái

Diệt sâu hồng trên bưởi da xanh không cần bao trái. Đó là kinh nghiệm của ông Nguyễn Văn Hồng Vân - Tổ trưởng Tổ liên kết sản xuất bưởi da xanh (tổ 1), ở ấp 4 - xã Bình Hòa (Giồng Trôm - Bến Tre).
Ông Hồng Vân vừa thu hoạch bưởi, “Năm vừa qua, gia đình tôi thu nhập từ bưởi da xanh, cam sành, quýt và chanh khoảng 150 triệu đồng. Tôi có 7 công đất. Năm 2013, tôi cho bưởi ra trái rải vụ được 4,5 tấn, cam sành gần 3 tấn, quýt khoảng 0,6 tấn và chanh gần 2 tấn”.
Theo ông Hồng Vân, để thu hoạch được 4,5 tấn bưởi da xanh, ông áp dụng biện pháp xịt nước trực tiếp lên trái bưởi. Cách 2-3 ngày xịt nước với công suất mạnh lên trái bưởi. Biện pháp này do ông nghĩ ra để làm trôi trứng bướm sâu hồng đang bám trên trái bưởi. Nếu cần, nông dân dùng máy bơm rửa xe honda để xịt trực tiếp lên trái bưởi. Nước bắn với lực mạnh sẽ làm trứng sâu hồng trôi hết. Trong vườn bưởi nên nuôi kiến vàng để chúng góp phần diệt trứng của sâu hồng.
Ở các vườn bưởi trong toàn tỉnh, hiện nay hầu hết nhà vườn phòng tránh sâu hồng bằng cách bao trái. Ông Lê Thanh Hải - Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Hòa nói: “Bao trái thì da trái bưởi không đẹp. Tôi thấy biện pháp xịt nước mà ông Hồng Vân áp dụng để bắn trứng sâu hồng là rất hiệu quả.
Nhờ đó mà gần 7 công đất trồng bưởi da xanh của ông Hồng Vân luôn đạt hiệu quả kinh tế cao. Mô hình diệt sâu hồng kiểu này nên nhân rộng ra các vườn bưởi không chỉ ở Giồng Trôm. Ngoài ra, nên kết hợp nuôi gà thả vườn để gà ăn trứng sâu hồng khi bị nước bắn rớt xuống đất”.
Có thể bạn quan tâm

Phát triển “nóng” hoạt động chế biến, kinh doanh trong khi diện tích vườn trồng ngày càng giảm, năng suất thấp, khiến ngành điều ngày càng phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

Thấy dịch tai xanh và bệnh lở mồm long móng hay bùng phát nên vợ chồng anh Bảy Chiêm Sơn ở xã Duy Trinh (huyện Duy Xuyên) không dám nuôi heo, bò. Đầu tháng 1 dương lịch vừa rồi, anh Bảy mua 1.000 vịt con về thả nuôi thịt mong kiếm thêm nguồn thu nhập. Nuôi được 2 tuần, lo sợ dịch cúm gia cầm gây hại, anh mua vắc xin tiêm phòng cho toàn bộ số vịt ấy.

Ở thủ phủ cây điều Bình Phước thì Thạch Don không phải là người có nhiều đất. Gia đình anh hiện có 11ha đất, trong đó đã có 3ha cao su, vậy mà bình quân mỗi năm vẫn thu hơn 20 tấn điều nhân.

Ông Văn Bá Năm - Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Duy Xuyên cho biết, do từ đầu vụ đến nay không có mưa nên mực nước các hồ chứa xuống thấp, sông suối cạn kiệt, hàng trăm héc ta lúa đông xuân trên địa bàn huyện có nguy cơ thiếu nước tưới trong giai đoạn trỗ.

Nằm lọt thỏm giữa thung lũng Ahúch (Tây Giang), nổi bật lên một màu xanh mơn mởn của những ngọn lúa non - cái cây mà người dân nơi đây gọi là “cây no đủ”.