Trang chủ / Cây lương thực / Trồng lúa

Diệt Rầy Lưng Trắng

Diệt Rầy Lưng Trắng
Ngày đăng: 31/05/2014

Với ruộng có từ 4 cm nước trở lên và trời khô ráo thì nên diệt trừ bằng dầu ma dút, hòa trộn theo tỷ lệ 1/2 lít dầu ma dút với 3 ống cát, rắc đều cho 5 - 8 thước ruộng.

Hiện, lúa chiêm xuân ở một số tỉnh đang bị rầy lưng trắng phát sinh phá hại với mật độ cao, nhưng không phải ruộng nào cũng có.

Ruộng có biểu hiện hơi lùn cây và xít cổ, màu sắc kém tươi; thỉnh thoảng lá gốc và lá giữa có lớp bồ hóng bám, nhất là phần bẹ và mặt trên của lá. Rầy non tuổi 3, có các vệt vằn trên lưng và đậu tập trung từ sát mặt nước đến gần tai lá đòng, ruộng bị nặng có mật độ từ 200 - 300 con/khóm...

Biện pháp diệt trừ:

- Thường xuyên thăm đồng, không loại trừ ruộng nào, nhất là những ruộng đã "tốt lốp" thừa đạm ở cuối tháng 4 và mấy ngày đầu tháng 5; đồng thời nhận diện được rầy lưng trắng, triệu chứng và đặc điểm phát sinh phá hại để tập trung điều tra mật độ những ruộng có nhiều nguy cơ bị.

- Điều tra nhiều điểm trên một ruộng (1 sào ruộng cần ít nhất 8 điểm ngẫu nhiên), bằng cách rẽ nhẹ lúa và quan sát ở ngang thân cây lúa. Nếu mật độ từ 60 con trở lên/khóm thì cần phải diệt trừ:

+ Với ruộng có từ 4 cm nước trở lên và trời khô ráo thì nên diệt trừ bằng dầu ma dút, hòa trộn theo tỷ lệ 1/2 lít dầu ma dút với 3 ống cát, rắc đều cho 5 - 8 thước ruộng, sau đó dùng sào dài lùa từng lối vào gốc cây lúa và rung nhẹ cho rầy lăn xuống mặt nước.

Khi đó, váng dầu sẽ bít lỗ thở làm rầy chết nổi đầy mặt ruộng. Bằng cách này mà những năm 80 của thế kỷ trước, nông dân ở nhiều địa phương đã trừ rầy nâu hại lúa rất hiệu quả.

+ Nếu mực nước trong ruộng không đảm bảo, hoặc có điều kiện về tài chính, nhân lực và phương tiện thì nên dùng một trong các loại thuốc lưu dẫn cực mạnh như Chess50WG, Chatot 600WG.

Chú ý: Nồng độ pha và phun theo đúng hướng dẫn trên bao bì của từng loại thuốc; do ngày dài, nhiều nắng nóng, lại dễ dàng có mưa giông nên phải phun vào chiều mát không mưa để nâng cao hiệu quả của thuốc và an toàn cho con người.


Có thể bạn quan tâm

Gieo sạ, bón phân hợp lý trong vụ lúa thu đông Gieo sạ, bón phân hợp lý trong vụ lúa thu đông

Quan điểm sạ thưa đồng nghĩa giảm giống, phân, sâu bệnh, lúa ít đổ ngã, năng suất tăng... trên thực tế cho thấy rất đúng với những nghiên cứu khoa học.

10/10/2017
Cẩm nang trị bệnh lùn sọc đen: Trừ rầy ngay từ 'trứng nước' Cẩm nang trị bệnh lùn sọc đen: Trừ rầy ngay từ 'trứng nước'

Trước tình trạng bệnh lùn sọc đen (LSĐ) tái bùng phát, nhiều địa phương trên cả nước đang rốt ráo vào cuộc để ứng phó, hạn chế tối đa thiệt hại.

13/10/2017
Khả năng vượt trội của giống lúa lai LY 2099 Khả năng vượt trội của giống lúa lai LY 2099

Giống lúa lai 3 dòng LY 2099 là giống lúa nhập nội, được tạo ra từ tổ hợp lai R99/L20A. Kết quả rất khả quan đặc biệt là chất lượng gạo cao, hạt gạo dài hơn 7,5

13/10/2017
Thêm một giống lúa 'nói không với bạc lá' Thêm một giống lúa 'nói không với bạc lá'

Theo TS Hoan, đây là giống lúa thứ 2 tại phía Bắc nước ta thực sự có khả năng kháng được bệnh bạc lá, sau thành công của giống Bắc thơm 7 kháng bạc lá trước đây

13/10/2017
Một số giống lúa kháng bạc lá tốt Một số giống lúa kháng bạc lá tốt

Vừa qua, Cục Trồng trọt phối hợp với Sở NN-PTNT Nam Định tổ chức buổi hội thảo đánh giá về khả năng kháng bạc lá của các giống lúa trong vụ mùa 2017.

13/10/2017