Diệt hến, vẹm trong ao tôm

Các loài hai mảnh vỏ (hến, vẹm, trai, hàu…) thường được tìm thấy trong ao nuôi tôm và các kênh dẫn nước ở giai đoạn ấu trùng có tiêm mao sống phù du (veliger).
Chúng ăn tảo bằng cách lọc cơ thể thông qua các tiêm mao. Khi quần thể các loài này phát triển quá mức trong ao tôm sẽ làm giảm mật độ tảo, làm tăng độ trong của nước ao. Cạnh tranh thức ăn, oxy hòa tan với tôm.
Hấp thụ nhiều vi khoáng, đặc biệt là canxi carbonate (CaCO3) để duy trì và phát triển vỏ, làm lượng khoáng chất trong ao, nhất là canxi bị mất đi. Độ kiềm của nước giảm mạnh làm tôm bị mềm vỏ và có thể gây chết, đồng thời còn làm tôm chậm tăng trưởng, tăng tỷ lệ phân đàn. Là nguồn mang nhiều mầm bệnh có thể lây truyền sang tôm.
Phòng ngừa các loài hai mảnh vỏ gây hại trong ao tôm bằng cách: Cải tạo ao nuôi hút bùn, rải vôi và phơi ao, lấy nước qua túi lọc, diệt tạp, diệt khuẩn đúng kỹ thuật. Cần có ao lắng xử lý nước kỹ trước khi lấy nước vô ao nuôi. Theo các nhà khoa học, việc phòng ngừa hến vẹm, trai… xâm nhập vào ao nuôi sẽ hiệu quả và ít tốn kém hơn là xử lý.
Biện pháp diệt hến, chem chép, vẹm trong ao nuôi tôm bằng sản phẩm TRIHO 05 hay OSCIL ALGA 08. Cải tạo: 2 lít/1.000 m3 nước. Đối với tôm nuôi trong ao: Tôm trên 10 ngày tuổi sử dụng 0,8 lít/1.000 m3 nước. Còn tôm trên 1 tháng tuổi sử dụng 1,5 lít/1.000 m3 nước.
Dùng từ 18 - 21h. Nếu thấy tôm bị yếu nên dùng trước Yucado 100% Natural/ VS Yuca trước 1 - 2 giờ hay San Anti Shock trước 6 giờ, kèm theo chạy quạt lấy oxy cho tôm nuôi trong ao. Nếu dùng liều cao, sau 36 giờ đồng hồ nên dùng TOXINPOND+ để tôm khỏe.
Có thể bạn quan tâm

Dự thảo với mục tiêu tổng quát là đảm bảo phát huy lợi thế tự nhiên của vùng ĐBSCL để phát triển ngành hàng cá tra, quản lý toàn bộ chuỗi giá trị theo hướng hiệu quả và bền vững, phù hợp nhu cầu thị trường. Theo đó, mục tiêu đến năm 2015, diện tích cá tra của vùng ĐBSCL là 5.270ha, sản lượng 1,2 triệu tấn và nhu cầu giống cá tra khoảng 1,9 tỉ con.

Số tàu thuyền trên đã thực hiện 814 chuyến biển với nghề lưới vây và nghề câu cá ngừ đại dương. Hiện Phú Yên đang xét duyệt để tiếp tục hỗ trợ 1.420 chuyến đánh bắt xa bờ của ngư dân.

Gần 47.000 ha nằm trong vùng diện tích phục vụ tưới, quản lý hơn 30 hồ và đập dâng, hệ thống công trình tưới tiêu và dân sinh do Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh quản lý phủ rộng ở 5 huyện: Kỳ Anh, TP Hà Tĩnh, Thạch Hà, Cẩm Xuyên và Hương Khê. Vì thế, việc điều tiết nước gần như được công ty căn cơ đến từng li, đảm bảo tiết kiệm nhưng vẫn đủ cung cấp kín diện tích tưới cho mùa vụ khó nhất trong năm nay…

Trung tâm Khuyến nông An Giang đã chọn ấp Tân Lập (xã Tân An) thí điểm thực hiện Chương trình “Nuôi vịt an toàn sinh học” cho 16 hộ thuộc Tổ hợp tác chăn nuôi vịt số 1 và số 2. Bởi, đây là ấp có địa bàn thuận tiện chăn nuôi thủy cầm, vừa có kênh sau cách ly xa nơi chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường, vừa là nơi có mặt bằng giáp với đồng ruộng thuận lợi chăn nuôi vịt.

Quan sát hai bên đường từ trung tâm xã Bản Bo dẫn tới các bản: Cốc Phát, Cốc Phung, Nậm Tàng, Hưng Phong, Nà Ly, chúng tôi thấy trên các sườn đồi phủ kín mầu xanh non của đậu tương, lạc xen lẫn cây chè. 3 năm qua, bà con trong xã đã trồng mới hơn 200ha chè.