Diệt 160.000 con chuột, nông dân giật giải vô địch quốc gia

Các quan chức Bangladesh ngày 9.10 xác nhận, nông dân Khaleq Mirbohor, 55 tuổi đã vinh dự nhận được giải thưởng này trong lễ trao giải diễn ra ngày 8.10.
Kèm theo danh hiệu “Sát thủ diệt chuột cấp quốc gia”, nông dân Khaleq Mirbohor cũng nhận được khoản tiền thưởng 20.000 Taka Bangladesh (tương đương 5,7 triệu đồng Việt Nam).
Chính xác thì nông dân Khaleq Mirbohor đã tiêu diệt được 161.220 con chuột trong một năm.
Chiến dịch diệt chuột đã được giới chức Bangladesh phát động trên phạm vi toàn quốc để tiêu diệt loài gặm nhấm đe dọa nặng nề tới mùa màng.
Những người tham gia chiến dịch sẽ giết chuột rồi cắt phần đuôi của loài gặm nhấm này và nộp lại cho các cơ quan nông nghiệp địa phương để tham gia tranh chức "Sát thủ diệt chuột cấp quốc gia".
“Tôi bắt đầu giết chuột từ năm 1996. Chúng là kẻ thù của con người và đất nước này.
Chúng ăn ngũ cốc, phá hoại mùa màng và lây lan dịch bệnh”, "Sát thủ diệt chuột cấp quốc gia" năm 2015 của Bangladesh - nông dânKhaleq Mirbohor chia sẻ.
Bộ Nông nghiệp Bangladesh ước tính, chuột – loài động vật gặm nhấm đáng sợ đã “nuốt trọn” 1,5-2 triệu tấn lương thực ở Bangladesh mỗi năm.
Nông dân ở quốc gia nông nghiệp này đã giết chết gần 13 triệu con chuột trong 12 tháng qua, cứu vãn lượng lương thực trị giá 25 triệu USD, các quan chức cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Đến thời điểm này, nông dân trong huyện Long Mỹ (Hậu Giang) đã thu hoạch được gần 12.500ha lúa Thu đông, năng suất trung bình đạt 4,5 tấn/ha.

Tổ hợp tác (THT) trồng rau an toàn (RAT) ấp Đai Tèn, xã Lương Hòa A, huyện Châu Thành (Trà Vinh) thành lập năm 2010, có 56 thành viên tham gia, trên diện tích 12,5ha. THT chuyên canh tác các loại rau màu như: khổ qua, dưa leo, bầu, bí, ớt chỉ thiên… hàng năm đem về lợi nhuận cho các thành viên khoảng 200 triệu đồng/ha, từ đó đời sống kinh tế của các thành viên ngày càng ổn định.

Từ sau ngày hòa bình, nhiều gia đình ở vùng đồng bằng xã Hải Phú đã cơm đùm mắm muối phạt rừng tìm về K4 để khai phá. Ròng rã mấy chục năm bám trụ, cải tạo từng mét đất đầy đá sỏi, họ khắc trong mình niềm tin mãnh liệt rằng rồi đất sẽ hồi sinh… Và bây giờ đất K4 khắc nghiệt đã và đang mang lại những mùa no ấm. Dẫn chúng tôi thăm K4- được xem là vùng trọng điểm trồng cam ở Quảng Trị, ông Nguyễn Nhạc, Phó Chủ tịch UBND xã Hải Phú cho biết: “Chính sự cần cù, nhẫn nại của những người nông dân ở vùng đồi K4 đã làm đất hồi sinh, cho quả ngọt lành. Anh nhìn đấy, toàn bộ khu triền đồi bên khe suối này giờ đã là bạt ngàn cây cam, đồi chè và nhiều loại cây ăn quả, hoa màu khác… Người lạc quan nhất cũng khó có thể tưởng tượng được giờ đây vùng đồi K4 đã trở nên trù phú thế này”.

Mới 28 tuổi nhưng anh Vũ Ngọc Tuyến ở thôn Cá Nội, xã Hoàng Thắng (Văn Yên - Yên Bái) đã là chủ của một cơ sở sản xuất nấm sò và mộc nhĩ. Vụ đông xuân năm 2012 - 2013, gia đình anh đã thu lãi trên 60 triệu đồng và tạo việc làm thường xuyên cho 7 lao động với mức lương từ 2,5 đến 3 triệu đồng/người/tháng.

Gần đây, mô hình trồng cải thìa, cải rổ ở xã Khánh Hòa (Châu Phú - An Giang) phát triển mạnh, đã mang lại thu nhập cho nhiều hộ nông dân địa phương.