Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Diện Tích Trồng Vú Sữa Tím Đại Tâm Đang Dần Bị Thu Hẹp

Diện Tích Trồng Vú Sữa Tím Đại Tâm Đang Dần Bị Thu Hẹp
Ngày đăng: 09/10/2014

Sóc Trăng là vùng đất thích hợp với nhiều giống cây ăn trái nổi tiếng như bưởi Năm Roi Kế Thành, cam sành Ba Trinh, nhãn tím Phong Nẫm.

Còn vú sữa được trồng nhiều ở Kế Sách và Mỹ Xuyên. Theo nhiều lão nông, vú sữa tím được trồng đầu tiên là ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, nhưng các vườn vú sữa này đang dần suy kiệt và bà con ở đây không còn mặn mà với loại cây trồng này nữa.

Cây vú sữa thường cho thu hoạch sớm vào giữa tháng 11 âm lịch, kéo dài đến Tết nguyên đán, nên hiện tại đang là mùa vú sữa ra hoa đậu trái. Ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên từ lâu nổi tiếng với loại vú sữa tím vì có vị ngọt thanh, hạt nhỏ, vỏ mỏng, khi chín vỏ trái màu tím than, căng mọng rất đẹp mắt.

Bà con cho biết, khoảng 10 năm trước, hầu hết các hộ ở Đại Tâm đều có trồng vú sữa trong vườn nhà, hộ ít nhất cũng vài gốc, có hộ vườn vú sữa rộng đến vài hacta. Nhưng hiện nay thì chỉ còn vài hộ trồng vú sữa, nếu có trồng thì cũng không chăm sóc nhiều và khi cây suy kiệt thì không trồng mới.

Khi được hỏi về nguyên nhân, người dân ở đây cho biết, trồng vú sữa khoảng 3 - 4 năm mới cho trái, một năm cho trái một lần.

Vài năm gần đây, cây bị sâu bệnh nhiều, nhiều loại vú sữa lai ghép xuất hiện dần cạnh tranh với vú sữa được trồng bằng hạt; Thêm vào đó là những cây suy kiệt không được nông dân chăm sóc - trồng mới nên diện tích vú sữa tím bị thu hẹp, năng suất và chất lượng trái giảm, nên thu nhập không bao nhiêu.

Như hộ chị Thạch Thị Thu Thảo ở ấp Tâm Thọ, xã Đại Tâm, nhà có hơn 4 công đất, 5 gốc vú sữa chiếm diện tích chừng một công, mỗi năm thu hoạch nhiều nhất khoảng 400 kg trái, giá bán từ 7 ngàn đến 15 ngàn/kg, thu về chỉ được 6 triệu đồng. Trong khi đó trên các diện tích còn lại, với một công đất trồng rau màu quanh năm cũng thu về từ 30 – 40 triệu đồng.

Chị cho biết “Bây giờ vú sữa bị bệnh nhiều quá, một năm chỉ cho thu hoạch một lần, cây cao rồi không có xịt thuốc gì được nên sâu bệnh rất nhiều, giá bán cao thì 15 ngàn, có khi xuống còn 7 – 8 ngàn đồng/kg không chừng. So với trồng màu hiệu quả kém hơn rất nhiều”.

Xã Đại Tâm hiện có gần 2.500 ha đất trồng trọt, trong đó chỉ có vài chục ha trồng cây ăn trái, hầu hết bà con chuyển sang canh tác lúa hoặc rau màu. Tuy nhiều nông dân ở đây có kinh nghiệm trồng vú sữa, xã lại có tuyến quốc lộ đi qua rất dễ giao thương buôn bán, nhưng xét về giá trị kinh tế thì vú sữa không bằng các loại cây trồng khác.

Trên một diện tích, nếu nhà nông trồng lúa, màu, hoặc áp dụng các mô hình chăn nuôi, sẽ cho thu nhập thường xuyên và ổn định hơn vú sữa rất nhiều. Ông Ngô Quang Thế - Phó chủ tịch UBND xã Đại Tâm cho biết, xã tập trung khuyến khích nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng để đạt hiệu quả về kinh tế, riêng vú sữa tím rất khó để duy trì ổn định diện tích:

Trong giai đoạn Sóc Trăng đang quy hoạch lại các vùng sản xuất nông nghiệp trên phạm vi toàn tỉnh, xã Đại Tâm nói riêng và huyện Mỹ Xuyên nói chung được đánh giá là có thế mạnh nhiều nhất về trồng lúa, rau màu, nuôi thủy sản và chăn nuôi bò sữa.

Trong lúc này, huyện Kế Sách đang có nền tảng rất tốt để phát triển mô hình trồng chuyên canh cây ăn trái, trong đó có hơn 1.500 ha trồng vú sữa. Như vậy, các diện tích trồng vú sữa ở Đại Tâm bị thu hẹp để thay thế cho các mô hình tiềm năng khác là điều hợp lý và sẽ mang lại hiệu quả cao hơn cho nông dân.


Có thể bạn quan tâm

Làm Gì Để Khai Thác Hiệu Quả Giá Trị Nhãn Hiệu Nho, Táo, Tỏi? Làm Gì Để Khai Thác Hiệu Quả Giá Trị Nhãn Hiệu Nho, Táo, Tỏi?

Sau chỉ dẫn địa lý nho Ninh Thuận, cuối năm 2013, tỉnh ta có thêm nhãn hiệu tập thể “Táo Ninh Thuận”, “Tỏi Phan Rang” được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ bảo hộ. Nếu nói về nhãn hiệu tập thể nông sản được bảo hộ, còn phải kể tới măng khô Bác Ái, Rau an toàn Văn Hải và Tuấn Tú, nhưng nổi tiếng và mang tính đặc thù hơn cả của vùng đất Ninh Thuận chính là sản phẩm nho, táo và tỏi. Vấn đề hiện nay là phải làm gì để khai thác hiệu quả giá trị các nhãn hiệu trên?

20/03/2014
Giải Pháp Phòng Chống Hội Chứng Tôm Chết Sớm Giải Pháp Phòng Chống Hội Chứng Tôm Chết Sớm

Vừa qua, hội thảo trực tuyến về quản lý hội chứng tôm chết sớm (EMS) - một bệnh gây thiệt hại hàng tỷ USD cho người nuôi tôm đã được Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA) tổ chức tại Việt Nam.

22/02/2014
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Của Kinh Tế Hợp Tác Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Của Kinh Tế Hợp Tác

Có thể nói từ năm 2013 trở lại đây phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh mới thực sự được đẩy nhanh “tiến độ” thực hiện, đặc biệt là “cứng hóa” đường giao thông nội đồng, thôn xóm được làm khá đồng bộ, qua đó, đã tạo nên “bề nổi” cho nhiều vùng nông thôn.

20/03/2014
Vào Mùa Cào Hến Ở An Giang Vào Mùa Cào Hến Ở An Giang

Từ sau Tết đến nay, ngư dân cào hến trên tuyến kênh Ông Cò (xã Vĩnh Trạch và Vĩnh Khánh, Thoại Sơn, An Giang) trúng đậm hến gạo.

23/02/2014
Thả Hàng Trăm Ngàn Con Cá Giống Vào Các Hồ Trong Tỉnh Thả Hàng Trăm Ngàn Con Cá Giống Vào Các Hồ Trong Tỉnh

Năm 2013, sản lượng khai thác thủy sản của tỉnh ước đạt 390 tấn, bằng 100,5% kế hoạch năm và tăng 3,44% so với năm 2012. Được biết, năm 2011, trung tâm đã thả 150 ngàn con cá giống xuống các hồ chứa của tỉnh, năm 2012 trung tâm thả tiếp 490 ngàn con.

23/02/2014