Diện tích trồng quýt đường, cam tăng gần 1.000ha

Theo đánh giá của ngành chuyên môn huyện Lai Vung, diện tích trồng quýt hồng ngày càng thu hẹp do một số vùng đất không còn phù hợp; diện tích trồng quýt đường, cam ngày càng mở rộng do đặc tính dễ trồng, phù hợp ở nhiều vùng đất, thời gian sinh trưởng nhanh, năng suất, hiệu quả cao. Riêng cây nhãn do ảnh hưởng của dịch bệnh chổi rồng nên nhiều diện tích được chuyển đổi sang cây trồng khác.
Trước tình hình diện tích vườn cây ăn trái tăng đáng kể, nhất là quýt đường và cam các loại, tăng gần 1.000ha, lãnh đạo huyện Lai Vung yêu cầu ngành chuyên môn rà soát kỹ và lập lại quy hoạch, đề nghị về trên điều chỉnh quy hoạch vườn cây ăn trái phù hợp thực tế. Vấn đề quan trọng là tuyên truyền, vận động nông dân phát triển vườn cây ăn trái không chạy theo số lượng mà cần tập trung nâng cao chất lượng để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và vươn ra nước ngoài, từ đó nhà vườn mới thu được hiệu quả cao.
Có thể bạn quan tâm

Mỗi năm cơ sở cung cấp ra thị trường khoảng 2,5 triệu mảnh hàu giống; mức giá ổn định là 2.000 đồng/mảnh; sau khi trừ chi phí anh thu lãi khoảng 1 tỷ đồng.

Đây loại dược liệu quý với nhiều tác dụng như bổ thận âm, bổ thận dương, tăng cường gân cốt, khử phong thấp… mang lại thu nhập tiền tỷ cho người dân.

Anh Bùi Văn Phương chỉ với 0,3ha nhà kính (nhà màng, nhà lưới) nhưng năm nào cũng thu được ngót 1 tỷ đồng từ trồng các loại dưa vàng, dưa lưới.

Từ nguồn vốn ban đầu 100 triệu đồng để xây dựng chuồng trại thả nuôi cá sấu, không lâu sau ông Lê Văn Bé Ba (ở TP.Cần Thơ) thu lãi mỗi năm khoảng 1 tỉ đồng.

Đặc biệt năm 2018 nhờ thời tiết thuận lợi, tổng sản lượng trên 30 tấn trái, bán với giá từ 40.000 - 50.000đ/kg, thu nhập cả tỷ đồng.