Diện Tích Trồng Mía Đang Giảm

Theo số liệu thống kê của Sở NN&PTNT tỉnh Trà Vinh, niên vụ mía 2013-2014, vùng nguyên liệu huyện Trà Cú chỉ còn gần 6.000 ha, giảm khoảng 300ha so niên vụ trước. Giá mía nguyên liệu giảm liên tục, trong khi giá thành sản xuất tăng: bình quân giá nhân công tăng từ 30 - 35% và vật tư nông nghiệp tăng từ 10 - 15%... Nhà máy đường Trà Vinh đang thu mua mía nguyên liệu với giá 930 đồng/kg (đạt 10 chữ đường), giảm hơn 95 đồng/kg so với cùng kỳ, nếu rớt 1 chữ đường thì mỗi ký mía nông dân mất thêm 70 đồng.
Với giá mía như hiện nay, người trồng mía có lợi nhuận khoảng 10- 15 triệu đồng/ha. Ông Nguyễn Văn Thành, ở ấp Xoài Lơ, xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú, cho biết: "Niên vụ mía này, ảnh hưởng thời tiết bất thường nên chữ đường đạt thấp, năng suất không cao, giá mía ở mức 900 - 930 đồng/kg. Bình quân 1 vụ mía, người trồng tốn khoảng 7 triệu đồng/công cho khâu chăm sóc, thu hoạch. Không có lời, nên nhiều nông dân trong xã đã bỏ cây mía". Người gắn bó với cây mía gần 10 năm như ông Trần Thanh Hải, ngụ ở ấp Xoài Lơ cũng không còn mặn mà với cây mía, vừa rồi ông Hải chuyển toàn bộ 6 công mía sang trồng lúa.
Hằng năm, Công ty Mía đường Trà Vinh ký kết hợp đồng bao tiêu hơn 3.000 ha mía cho nông dân (chiếm hơn 50% diện tích trồng mía của tỉnh). Tình hình này nếu không có chính sách hỗ trợ cho người trồng mía thì khó giữ được vùng nguyên liệu thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Việc nông dân lệ thuộc vào thương lái, DN lại e ngại làm các thủ tục xuất khẩu theo đường chính ngạch không chỉ làm giá trị trái thanh long giảm sút, mà còn gặp rủi ro cao khi phải xuất bán bằng đường tiểu ngạch.

Bệnh "đốm trắng" trên cây thanh long Chợ Gạo xuất hiện từ tháng 6/2013 với ghi nhận có 120 ha bị nhiễm bệnh, tỉ lệ nhiễm bệnh từ 20 - 30% khiến năng suất và chất lượng trái bị sụt giảm. Trước tình hình trên, các ngành chức năng tích cực khảo sát, xác định nguyên nhân, đưa ra biện pháp phòng trị hữu hiệu và phổ biến rộng rãi trong nhân dân.

Năm 2014 là năm thứ ba liên tiếp và là chu kỳ cuối trong quy trình chọn tạo, sản xuất, công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới do Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tân Yên (Bắc Giang) phối hợp với Viện Rau quả trung ương thực hiện trên cây vải sớm tại xã Phúc Hoà.

Hiện huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) có hơn 100ha trồng cam, tập trung ở các xã Vạn Yên, Bản Sen. Trong đó Vạn Yên 70ha với hơn 100 hộ trồng cam, chủ yếu ở các thôn Cái Bầu và thôn 10-10.

Theo nhà nông, vào thời điểm này năm 2013, các thương lái đã tìm đến tận ruộng để đặt cọc mua hàng, nhưng năm nay, cây dưa gần đến kỳ thu hoạch mà người trồng dưa vẫn chưa có thông tin gì về đầu ra, giá cả.